Review ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Review ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là từ khóa được nhiều bạn học sinh cuối cấp quan tâm vì đây là một trong những ngành học còn khá mới tại Việt Nam. Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu nhé
Mục lục
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tưởng chừng như không có gì xa lạ đối với các quốc gia phát triển trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Anh, Canada… Tuy nhiên, đây được xem là một trong những các ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia ở trong khu vực lân cận. Bài viết dưới đây sẽ review ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu? Có nên học ngành Mạng máy tính và truyền thông không?
1. Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là gì?
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành này bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin cùng với việc quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối cùng nhiều hoạt động liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính.
2. Review ngành Mạng máy tình và truyền thông dữ liệu học những gì?
Đối với sinh viên chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị rất kỹ các thông tin cơ bản khái quát chung về công nghệ thông tin kèm những kiến thức chuyên ngành được khai thác sâu đòi hỏi người học phải có khả năng nhận biết tốt. Bên cạnh đó, bạn sẽ được trải nghiệm thực hành để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và lấy kinh nghiệm thông qua các bài tập. Các học phần tự chọn cũng được đưa ra đa dạng giúp người học thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về ngành.
Những học phần tự chọn ấy cụ thể là:
- Định hướng truyền thông: Truyền thông quang, truyền thông số và mã hóa, truyền thông vệ tinh, mạng truyền thông di động.
- Định hướng mạng máy tính: Quản trị mạng, lập trình mạng, đánh giá hiệu năng mạng, các giải thuật phân tán…
- Định hướng khác: Phát triển ứng dụng web, trí tuệ nhân tạo, lập trình nhúng và thời gian thực…
3. Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành MMT & TT dữ liệu là gì?
Bên cạnh các tổ hợp truyền thống để xét tuyển vào ngành MMT&TTDL như A00, A01, thí sinh có thể lựa chọn các tổ hợp sau đây để đăng kí thi và xét tuyển:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
- D03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân
3. Review ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu về điểm chuẩn và các trường đào tạo
Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, điểm chuẩn ngành MMT&TT ở khoảng 14 – 18 điểm. Đối với phương thức xét học bạ THPT nằm ở mức 20 – 25 điểm.
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đại học tuyển sinh sinh viên ngành này. Do đó, các sĩ tử có thể nghiên cứu và chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với nguyện vọng bản thân.
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Việt Bắc
- Đại học Hàng Hải
- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Khu vực miền Trung
- Đại học Nha Trang
Khu vực miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Quốc tế Miền Đông
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM
4. Review ngành máy tính và truyền thông dữ liệu cần học giỏi môn gì?
Thực chất, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành có yêu cầu về nhiều mặt. Tuy nhiên ngành yêu cầu 03 môn học cốt lõi ở mỗi sinh viên. Đó là:
- Toán học: Yêu cầu tính tư duy logic, phân tích và có giải pháp phù hợp tùy trường hợp được đặt ra.
- Tin học: Có vai trò quan trọng ngang bằng với toán học. Giúp sinh viên làm quen các cấu tạo từ đơn giản tới phức tạp nhất liên quan tới máy tính. Cải thiện khả năng làm việc với máy tính cùng các chức năng riêng biệt khác.
- Tiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên mảng nghiên cứu, phân tích tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, giúp sinh viên tăng khả năng tự tìm tòi, học hỏi.
5. Cơ hội việc làm dành cho ngành máy tính và truyền thông dữ liệu như thế nào?
Do tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày của nó, ngành này đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể:
- Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
- Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu
- Chuyên viên phát triển phần mềm mạng
- Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây
- Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình
- Chuyên viên tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống thông tin
Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu hiện nay được xem là ngành học cốt lõi trong tiến trình gia tăng cơ hội phát triển cho quốc gia ở thế kỷ 4.0 – thế kỷ của các thiết bị không dây cùng mạng lưới internet ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy, ngành này trong tương lai đã và đang yêu cầu một lực lượng lao động lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn công nghệ trên cả nước cũng như trên toàn thế giới. Xem review ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu để xác định bản thân có hợp với ngành hay không và lựa chọn trường đại học phù hợp với bản thân.
>> Tham khảo review ngành Mạng máy tính và truyền thông tại đây