Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Top nghề nghiệp hấp dẫn

Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Top nghề nghiệp hấp dẫn cho cử nhân quản trị kinh doanh

5/5 - (38 bình chọn)

Quản trị kinh doanh là ngành bao quát nhiều khía cạnh. Cùng khám phá cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh, từ việc trở thành một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp đến vai trò quản lý dự án. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi “học quản trị kinh doanh ra làm nghề gì?”

I. Tổng quan ngành quản trị kinh doanh

Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

1. Quản trị kinh doanh là gì?

Là hoạt động quản trị của một doanh nghiệp, bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám sát và giám sát hoạt động kinh doanh của một tổ chức.

Cụ thể hơn, khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh bạn sẽ học chuyên sâu về quản lý điều hành doanh nghiệp, kinh doanh quốc tế, marketing, tổ chức nhân sự, quản trị logistic chuỗi cung ứng… Là ngành rất phù hợp với các sinh viên có đam mê kinh doanh, muốn trở thành một CEO, tự khởi nghiệp, muốn trở thành các chuyên gia về marketing, logistic hay tổ chức nhân sự…

2. Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh

Trong ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau mà bạn có thể theo đuổi. Tùy vào mục tiêu và định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chuyên ngành để theo học chuyên sâu hơn.

Ngành quản trị kinh doanh gồm một số chuyên ngành sau:

– Quản trị doanh nghiệp

– Quản trị tài chính

– Quản trị dự án và kinh doanh

– Quản trị chất lượng

– Quản trị marketing

– Quản trị du lịch và khách sạn….

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh cũng được trang bị các kỹ năng mềm như đàm phán, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức… để có khả năng làm việc, thiết lập và vận hành hoạt động kinh doanh.

II. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp

Học quản trị kinh doanh mang lại lợi ích rất nhiều, từ kỹ năng quản lý đến cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Điều này giúp bạn chuẩn bị cho một sự nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1. Nhân viên/ trưởng phòng kinh doanh

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, sinh viên có thể xin làm ở các vị trí trong bộ phận kinh doanh. Nhân viên kinh doanh hay còn gọi là sale là những người có trách nhiệm mang khách hàng đến với doanh nghiệp. Bạn sẽ là người tìm kiếm, giới thiệu và tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Mục tiêu chính là ký được hợp đồng, mang lại lợi nhuận.

Tiến xa hơn, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh, bao gồm các công việc quản lý, hoạch định bộ phận kinh doanh; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; và chịu trách nhiệm về doanh thu.

2. Tư vấn/ Quản lý dự án kinh doanh

Tư vấn/ Quản lý dự án kinh doanh là xây dựng và đưa ra các chiến dịch, chính sách và kế hoạch để cải thiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây là công việc đòi hỏi người làm có tư duy bao quát; kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin; phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng, hoạt động kinh doanh dựa trên dự liệu có được.

3. Tư vấn tài chính

Công việc tư vấn tài chính liên quan đến dịch vụ tư vấn những kế hoạch kinh doanh tài chính hấp dẫn cho khách hàng như: tài chính đầu tư, quản lý tài sản, tài chính cá nhân, bảo hiểm.

Yêu cầu của nghề tư vấn liên quan đến tài chính là phải am hiểu về chứng khoán, tài chính, thuế, bất động sản, hưu trí, bảo hiểm và chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn và có khả năng lập các kế hoạch tài chính tối ưu.

4. Nghiên cứu thị trường

Nếu bạn theo học ngành quản trị kinh doanh và yêu thích tìm hiểu, xu hướng biến động của thị trường kinh doanh, thì đây là công việc rất phù hợp với bạn.

Đảm nhận vị trí này bạn sẽ thu thập thông tin, dữ liệu khách hàng, thị trường ngành nghề, đối thủ cạnh trạnh, cập nhật xu thế mới; sau đó cung cấp và đề xuất cho doanh nghiệp để phân tích, hoạch định các chiến lược kinh doanh và marketing.

5. Khởi nghiệp

Hoàn thành chương trình đào tạo quản trị kinh doanh bạn sẽ được trang bị bài bản từ kiến thức chuyên môn, đến kĩ năng để có thể tự thành lập, điều hành, quản trị các hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự… cho doanh nghiệp riêng của mình.

Nếu bạn muốn tự sản xuất hay kinh doanh theo lĩnh vực mong muốn, đây có thể là con đường thích hợp cho bạn.

III. Lý do lựa chọn học quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc Tế Bắc Hà

1. Môi trường học tập chuyên nghiệp

Với trang thiết bị đầy đủ, cơ sở vật chất đáp ứng mọi nhu cầu và tạo môi trường học tập thoải mái cho sinh viên, bao gồm:

  • 1 Phòng thực hành CNTT
  • 3 phòng thực hành điện tử viễn thông
  • 2 phòng thực hành đa phương tiện
  • 24 phòng học lý thuyết
  • 1 thư viện, trung tâm học liệu
  • 3 phòng trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực hành, cơ sở thực hành

Ngoài ra trường còn có khu ký túc xá, khu thể thao, hội trường, căn tin… để đảm bảo nhu cầu học tập, sinh hoạt cho sinh viên.

2. Chất lượng đào tạo tiên tiến, bám sát thực tiễn

Toàn bộ giảng viên tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đều là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đến từ nhiều doanh nghiệp lớn.. Các bài giảng và dự án thực hành được cập nhật hàng năm theo xu hướng công nghệ thế giới.

Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn ngành nghề, trường cũng tạo điều kiện, lồng ghép các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

3. Hoạt động sinh viên sôi nổi

Đại học Quốc tế Bắc Hà luôn chú trọng vào người học, vì vậy trường đã tạo ra môi trường chất lượng, sôi nổi cho sinh viên theo.

Không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn trường còn thành lập hơn 20 câu lạc bộ, nâng cao kỹ năng đời sống, kết nối sinh viên. Trong đó, các câu lạc bộ như khởi nghiệp, yêu sách, truyền thông… rất phù hợp cho các bạn sinh viên quản trị kinh doanh để trao đổi và thực hành.

4. Cơ hội thực tập và việc làm cho mọi sinh viên

Đại học Quốc tế Bắc Hà luôn kết nối mạnh mẽ và hợp tác với nhiều doanh nghiệp. Đảm bảo cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa học.

Đặc biệt với sinh viên theo học quản trị kinh doanh, trường sẽ tổ chức các tham quan và thực tập tại một số doanh nghiệp như Công ty Công nghệ Hivetech, Công ty thuế Hà Nội tax, …

Xem thêm: Tổ hợp môn và phương thức xét tuyển ngành quản trị kinh doanh

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media