Review ngành điện tử viễn thông

Review ngành điện tử viễn thông

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời đại kỹ thuật số, điện tử viễn thông là lĩnh vực được chú trọng và có tiềm năng phát triển mạnh cũng như được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Do đó, đây cũng là ngành được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn đăng ký. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về ngành nghề này, hãy cùng khám phá bài viết Review ngành điện tử viễn thông một cách khái quát và đầy đủ.

Review ngành điện tử viễn thông
Review ngành điện tử viễn thông

1. Ngành điện tử viễn thông là gì?

Điện tử và Viễn thông là 2 khía cạnh có mối liên kết mật thiết với nhau. Cụ thể, điện tử là lĩnh vực nghiên cứu chế tạo ra các vi mạch điện tử để điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Viễn thông là nhiên cứu và sử dụng các thiết bị tạo nên các mạng lưới viễn thông để truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu.
Như vậy ngành điện tử viễn thông có thể hiệu là ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền thông tin mà bạn muốn có. Là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu để mọi người trao đổi, truy xuất thông tin, giám sát và điều khiển thiết bị thông minh hiệu quả.

Theo học ngành điện tử viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo hiểu về cách tín hiệu được truyền và xử lý trong các hệ thống truyền thông; thiết kế và vận hành mạch điện tử cho các thiết bị viễn thông. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp sẽ nắm vững kỹ năng lập trình để thiết kế và xây dựng các hệ thống viễn thông thông minh.

Điện tử viễn là ngành được ứng dụng nhiều trong đời sống xã hội. Không chỉ các công ty trong lĩnh vực viễn thông như Viettel, VNPT, FPT mà các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng,… vẫn cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính.Vì vậy, người học điện tử viễn thông có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp điện tử viễn thông có thể chọn đi theo các hướng như:

  • Kỹ sư viễn thông: Phát triển và duy trì hệ thống viễn thông.
  • Chuyên viên thiết kế mạch: Thiết kế và phát triển mạch điện tử cho các sản phẩm viễn thông.
  •  Nhà nghiên cứu và phát triển: Tìm kiếm các đổi mới trong lĩnh vực viễn thông để cải thiện hiệu suất và tính năng.

2. Học ngành điện tử viễn thông có khó không?

Để thành công trong ngành điện tử viễn thông, sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng sau:

  • Đam mê khoa học, sáng tạo: Bởi ngành này cần tạo ra những giải pháp, cải tiến mới, để cập nhật kịp thời với những thay đổi trong ngành và tạo ra hiệu quả công việc cao hơn trong ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
  • Kiên nhẫn, kiên trì: Học ngành này đòi hỏi sự chăm chỉ và không ngừng học hỏi vì công nghệ và thông tin thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời.
  • Kỹ năng phân tích, nắm bắt thông tin tốt: Khả năng này rất quan trọng vì cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.

3. Ngành điện tử viễn thông học trường nào?

Một số gợi ý các trường đào tạo chất lượng, hàng đầu về ngành điện tử viễn thông mà bạn có thể tham khảo như:

  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông
  • Đại học Quốc tế Bắc Hà

Trên đây là review tổng quan các khía cạnh ngành điện tử viễn thông. Hy vọng qua đây, bạn có thể hiểu hơn về ngành và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media