Nên học Quản trị kinh doanh hay Tài chính ngân hàng?
Lựa chọn ngành học là một quá trình quan trọng đối với sự phát triển và thành công trong sự nghiệp. “Nên học ngành Quản trị kinh doanh hay Tài chính ngân hàng?” là câu hỏi băn khoăn của nhiều bạn khi cả hai ngành học này đều tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội rộng mở. Bài viết này, Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ tập trung phân tích vào các đặc điểm của từng ngành nhằm mang lại cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Mục lục
1. Tìm hiểu tổng quan và cơ hội phát triển
1.1. Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh chú trọng vào quá trình lãnh đạo, tổ chức để đảm bảo các bộ phận hoạt động hợp nhất, đạt được hiệu suất tối ưu. Đồng thời, vị trí này còn tập trung vào các hoạt động phân tích thị trường, đối thủ để đưa ra chiến lược đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Là ngành đào tào về quản lý, tổ chức nên nhiều bạn mơ hồ và lầm tưởng học quản trị kinh doanh là làm sếp, giám đốc, quản lý. Thực tế, quản trị kinh doanh là một ngành rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Do đó cơ hội nghề nghiệp cho ngành này là không thể thiếu và bạn có thể đảm nhận ở nhiều vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Bộ phận kinh doanh, quản lý sản xuất
- Bộ phận tiếp thị marketing,
- Bộ phận hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…,
- Bộ phận nhân sự – quản lý cơ cấu tổ chức…
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh phụ thuộc nhiều vào vị trí, lĩnh vực bạn lựa chọn và khả năng kinh nghiệm của bản thân. Nhìn chung, mức lương sinh viên tốt nghiệp quản trị kinh doanh dao động từ 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/ tháng. Với những vị trí cấp quản lý, giám đốc nhiều năm kinh nghiệm, con số này có thể lên đến 20.000.000 – 25. 000.000 VNĐ/ tháng và cao hơn tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức công ty và khả năng của bạn.
1.2. Ngành Tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính Ngân hàng là lĩnh vực tập trung vào quản lý và vận hành các hoạt động tài chính và ngân hàng. Nó bao gồm việc quản lý vốn, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của thị trường tài chính, đi kèm với công nghệ và những dịch vụ mà nó mang lại, ngành Tài chính Ngân hàng đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai quan tâm đến tài chính và muốn tham gia vào một lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng có thể tìm kiếm việc làm ở các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các cơ quan quản lý tài chính. Các vị trí có thể là:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên phân tích về tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên định giá tài sản
Xem thêm: Học Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Mức lương trong ngành Tài chính Ngân hàng thường cao hơn so với nhiều ngành khác, đặc biệt là đối với những vị trí chuyên môn và có kinh nghiệm. Các vị trí quản lý và chuyên gia tài chính thường được trả mức lương cao hơn. Mức lương cơ bản của ngành tài chính ngân hàng hiện tại dao động từ 10 – 30 triệu một tháng. Số tiền này có thể gia tăng tùy vào chính sách khen thưởng, phúc lợi,… của từng cá nhân được hưởng.
2. Nên học ngành Quản trị kinh doanh hay Tài chính ngân hàng?
Như phân tích ở trên, ngành Quản trị kinh doanh hay Tài chính ngân hàng đều là những ngành được đánh giá cao, mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Để lựa chọn ngành nào phù hợp với bản thân, bạn có thể xem xét một số yếu tố sau:
2.1. Yếu tố sở thích và đam mê
Nếu bạn thích hoạt động trong môi trường sáng tạo, đa dạng và đầy thách thức, Quản trị Kinh doanh có thể là lựa chọn phù hợp. Đây là lĩnh vực cho phép bạn phát triển kỹ năng quản lý tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Nếu bạn có niềm đam mê với lĩnh vực tài chính, quan tâm đến các hoạt động giao dịch tiền tệ, đầu tư và quản lý rủi ro tài chính, Tài Chính Ngân Hàng sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.
2.2. Yếu tổ mục tiêu nghề nghiệp
Nếu mong muốn của bạn là làm việc trong môi trường kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp, thích sáng tạo và đổi mới trong quản lý kinh doanh, học Quản trị Kinh doanh sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng cần thiết để đạt được điều này.
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia tài chính, làm việc trong ngành ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư, học Tài Chính Ngân Hàng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện mục tiêu này.
2.3. Yếu tố tính chất công việc
Công việc trong ngành Quản trị kinh doanh thường đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng quản lý, giao tiếp và làm việc nhóm tốt. Bạn sẽ phải xử lý nhiều tình huống khác nhau và tìm kiếm các cơ hội mới để phát triển doanh nghiệp.
Trong khi đó, công việc trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng thường đòi hỏi sự chính xác, kỹ năng phân tích, số liệu và quản lý rủi ro. Bạn sẽ làm việc với dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và quản lý tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức.
2.4. Yếu tố cơ hội nghề nghiệp/ Mức lương:
Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp khởi nghiệp đến các tập đoàn quốc tế. Bạn có thể làm việc trong các vị trí quản lý dự án, quản lý sản phẩm hoặc quản lý nhân sự, trưởng phòng, nhân viên kinh doanh,…
Ngành Tài chính ngân hàng cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư. Bạn có thể làm việc như là chuyên viên tài chính, chuyên viên đầu tư hoặc nhân viên ngân hàng,…
Mức thu nhập trong cả hai ngành này đều ở mức cao, nhưng phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và quy mô của doanh nghiệp hoặc tổ chức mà bạn làm việc.
Trên đây là những thông tin gợi ý về ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng. Hy vọng qua bài viết, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 2 ngành học này và lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân.