Các nghề Điện tử công nghiệp: Nghề nào phù hợp với bạn?
Các nghề trong ngành Điện tử Công nghiệp là gì? Ra trường có thể làm những công việc gì? Ngành nghề nào phù hợp với bạn? Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu qua bài viết để có định hướng phù hợp nhé!
Mục lục
Trong những năm trở lại đây, ngành điện tử công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chóng mặt và trở thành ngành công nghiệp chủ chốt, mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà. Xu hướng chuyển dịch và đầu tư vào ngành điện tử công nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư chú trọng. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành điện tử điện tử cũng xuất hiện ngày một nhiều và được chú trọng đầu tư, phát triển, liên tục tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức mới để theo kịp với thời đại. Vậy học Điện tử công nghiệp ra có thể làm những nghề nào, công việc gì? Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết đưới đây.
Xem thêm: Ngành Điện tử Công nghiệp học những gì?
Nhu cầu nhân sự của ngành Điện tử Công nghiệp
Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế của đất nước, và điều này đồng nghĩa với sự gia tăng về nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này. Việt Nam đã chứng kiến sự đổi mới và phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Theo Báo cáo Đánh giá thị trường Việt Nam cho Ngành Điện tử 2021 của Vietrade, xu hướng tăng trưởng hàng năm của ngành này đạt 12-14%.
Việt Nam không chỉ là điểm đến của các ông lớn như Samsung và LG mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác. Điều này không chỉ tạo ra cơ sở hạ tầng chất lượng mà còn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sự đa dạng trong môi trường làm việc là điểm thuận lợi quan trọng, giúp người lao động có thể tiếp cận nhiều lĩnh vực và tích lũy kinh nghiệm đa chiều.
Công nghiệp 4.0, với sự xuất hiện của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things, không chỉ là một thách thức mà còn là một cơ hội to lớn. Việc tận dụng những xu hướng công nghệ mới này sẽ mở ra những ngả đường sự nghiệp mới, đặc biệt là cho những người có kiến thức và kỹ năng vững về công nghệ.
Nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành Điện Tử Công Nghiệp do nền kinh thế thị trường đang từng bước chuyển mình theo yêu cầu công nghiệp. Các trang web tuyển dụng hàng đầu đều liên tục cập nhật với hàng nghìn cơ hội việc làm mới, từ kỹ thuật viên điện tử, chuyên gia tự động hóa đến kỹ sư sản xuất linh kiện điện tử.
Hiện nay cũng có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có liên quan đến thiết bị điện tử, xí nghiệp, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng tầm cỡ quy mô hay vĩ mô cũng đều rất cần công nghiệp điện tử. Đặc biệt những tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử lớn như SAMSUNG, LG, TOSHIBA,… luôn có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn. Chỉ cần có khả năng phù hợp, cộng với sự chăm chỉ, nhiệt tình, lòng say mê với công việc là các bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc tương xứng với mình. Cơ hội việc làm chắc chắn sẽ vô cùng phong phú và rộng mở. Học xong các bạn trẻ sẽ không còn phải lo lắng thất nghiệp như nhiều ngành nghề khác.
Các nghề trong ngành Điện tử công nghiệp
Sinh viên học ngành điện tử công nghiệp ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau, tùy thuộc vào năng lực và sở thích của bản thân. Dưới đây là một số nghề và vị trí việc làm phổ biến dành cho sinh viên ngành điện tử công nghiệp:
Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp
Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp là người thực hiện các công việc kỹ thuật dưới sự giám sát của kỹ sư điện tử công nghiệp. Họ chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,…
Một số nhiệm vụ cụ thể của kỹ thuật viên điện tử công nghiệp bao gồm:
- Lắp đặt các hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống điều khiển, hệ thống tự động hóa, hệ thống giám sát,…
- Vận hành các hệ thống điện tử, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Bảo trì các hệ thống điện tử, phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
- Sửa chữa các hệ thống điện tử bị hỏng hóc.
- Ngoài ra, kỹ thuật viên điện tử công nghiệp cũng có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.
Kỹ thuật viên/kỹ sư cơ khí thang máy
Một vị trí công việc khác mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu cơ hội việc làm của ngành điện tử công nghiệp là gì chính là Kỹ thuật viên/kỹ sư cơ khí thang máy. Kỹ thuật viên cơ khí thang máy là người chịu trách nhiệm lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí của thang máy. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về cơ khí, điện, điện tử,…
Một số nhiệm vụ cụ thể của Kỹ thuật viên/kỹ sư cơ khí thang máy bao gồm:
- Lắp đặt các thiết bị cơ khí của thang máy, bao gồm khung thang, cabin, cáp tải,…
- Bảo trì các thiết bị cơ khí của thang máy, kiểm tra và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
- Sửa chữa các thiết bị cơ khí của thang máy bị hỏng hóc.
- Kỹ thuật viên cơ khí thang máy cần có kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện, điện tử
- Kỹ thuật viên cơ khí thang máy cần có kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện, điện tử
Thợ điện
Thợ điện là người trực tiếp thực hiện các công việc lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điện trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,… Đây là công việc yêu cầu các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điện, điện tử, an toàn điện. Do đó, khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp, bạn cũng có thể tham khảo công việc này.
Một số nhiệm vụ cụ thể của thợ điện bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện, bao gồm hệ thống dây điện, thiết bị điện,…
- Bảo trì hệ thống điện, kiểm tra và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
- Sửa chữa hệ thống điện bị hỏng hóc.
- Thợ điện đang là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao
- Thợ điện đang là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao
Nhân viên bảo trì cơ khí
Nhân viên bảo trì cơ khí là người chịu trách nhiệm bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,… Nhân viên bảo trì cơ khí có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, công ty sản xuất, công ty thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
Một số nhiệm vụ cụ thể của nhân viên bảo trì cơ khí bao gồm:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị cơ khí, phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
- Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí.
- Sửa chữa các thiết bị cơ khí bị hỏng hóc.
- Thay thế các linh kiện, phụ tùng của các thiết bị cơ khí.
- Cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng về bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí.
Kỹ sư tự động hóa
Bạn cũng có thể tham khảo thêm vị trí kỹ sư tự động hóa khi tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành điện tử công nghiệp là gì. Kỹ sư tự động hóa là người chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình, vận hành và bảo trì các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,…
Kỹ sư tự động hóa có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, công ty sản xuất, công ty thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống tự động hóa. Một số nhiệm vụ cụ thể của kỹ sư tự động hóa bao gồm:
- Thiết kế các hệ thống tự động hóa, bao gồm hệ thống điều khiển, hệ thống giám sát,…
- Lập trình các hệ thống tự động hóa.
- Vận hành các hệ thống tự động hóa, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Bảo trì các hệ thống tự động hóa, phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng các hệ thống tự động hóa.
- Chuyên viên tự động hóa cần có kiến thức chuyên sâu về tự động hóa, kỹ thuật điều khiển
- Chuyên viên tự động hóa cần có kiến thức chuyên sâu về tự động hóa, kỹ thuật điều khiển
Kỹ sư sản xuất linh kiện điện tử
Một công việc khác mà bạn cũng có thể lựa chọn khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp là vị trí kỹ sư sản xuất linh kiện điện tử. Kỹ sư sản xuất linh kiện điện tử là người chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và giám sát các quy trình sản xuất linh kiện điện tử. Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và năng suất của các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
Cụ thể, nhiệm vụ của kỹ sư sản xuất linh kiện điện tử bao gồm:
- Thiết kế quy trình sản xuất linh kiện điện tử, bao gồm các bước từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Triển khai quy trình sản xuất linh kiện điện tử, đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành đúng quy trình và đạt hiệu quả cao.
- Giám sát quá trình sản xuất linh kiện điện tử, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề kỹ thuật.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong nhà máy để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và năng suất của sản xuất.