So sánh chuyên ngành công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin
Công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin đều là những chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin. Cả 2 chuyên ngành đều sở hữu những cơ hội việc làm siêu hot, siêu nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển không ngừng.
Mục lục
Bạn yêu thích công nghệ nhưng mà không biết nên lựa chọn chuyên ngành nào trong Công nghệ thông tin? Liệu bạn phù hợp với công nghệ phần mềm hay hệ thống thông tin? Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu sự khác nhau giữa Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin để xác định ngành học phù hợp với bản thân.
1. Ngành Công nghệ phần mềm là gì?
Hiện nay Việt Nam ngày càng nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu công nghệ thông tin ra thế giới. Với nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu được đào tạo các kiến thức, kỹ năng toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra.
Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người.
Trong thời kỳ chạy đua công nghệ như hiện nay, ngành Công nghệ Phần mềm đang là một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi tính thực tế cao của ngành. Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập đáng kể.
Theo thống kê từ TopDev – Một trang tuyển dụng uy tín về công nghệ phần mềm cho thấy thị trường lao động ngành Công nghệ phần mềm tại Việt Nam năm 2021 cần tới 500.000 lao động trong khi đó số lượng đáp ứng mới chỉ đạt hơn 1 nửa. Nhân lực Việt Nam đang thiếu cả về chất lẫn lượng trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng tăng cao.
2. Ngành Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin được xem là một trong những tập hợp của dữ liệu có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Và những dữ liệu này cũng hướng đến những hoạt động và mục tiêu chung.
Một số hệ thống thông tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Hệ thống giao thông, hệ thống công nghệ và truyền thông và kể cả hệ thống của các trường đại học… Trong đó, hệ thống thông tin sẽ có tập hợp những người, thủ tục và các nguồn lực khác nhau để thu thập thông tin. Từ đó, đưa ra các quyết định xử lý và truyền đạt thông tin trong một tổ chức.
Hệ thống thông tin thực hiện một cách thủ công sẽ sử dụng giấy và bút. Hệ thống thông tin hiện đại dựa vào việc tự động hóa của máy tính như phần cứng và phần mềm với các sản phẩm công nghệ rất đa dạng và hiện đại hơn.
3. Sự khác nhau giữa Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin
Hệ thống Thông tin quản lý | Công nghệ phần mềm | |
Định nghĩa | Là ngành học nghiên cứu về con người, công nghệ, tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này | Là ngành học nghiên cứu về những quy tắc công nghệ (engineering discipline) có liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm |
Khối kiến thức cơ bản | Quản trị cơ bản, công nghệ thông tin cơ bản, ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh/quản trị | Lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng và bảo mật |
Chương trình đào tạo | Cung cấp các kiến thức về các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin. | Cung cấp các kiến thức về các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm đặc biệt là phần mềm lớn và phức tạp; quản lý các dự án phần mềm, quản trị doanh nghiệp phần mềm. |
Công việc chính | Phân tích, thiết kế
Phân tích nghiệp vụ |
Triển khai
Lập trình chương trình, ứng dụng |
Nghề nghiệp | Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp & tổ chức, kỹ sư thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) trong các doanh nghiệp & tổ chức.
|
Kỹ sư, trưởng nhóm phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT, kiến trúc sư, quản trị dự án, giám đốc kỹ thuật CNTT, sáng lập viên/quản lý doanh nghiệp CNTT tại các công ty trong và ngoài nước. |
Mục tiêu | Giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn | Xây dựng các phần mềm tối ưu nhất |
Nhiệm vụ | Làm rõ các yêu cầu nghiệp vụ cho hệ thống thông tin | Đưa ra hệ thống công nghệ thông tin theo yếu của khách hàng |
Tính chất | Thiên về các hoạt động ứng dụng | Khoa học
|
Kỹ năng cốt lõi | Phân tích và giải quyết vấn đề | Logic |
Chức danh công việc | Chuyên viên phân tích/thiết kế
(Analyst/Designer) |
Lập trình viên (Programmer) |
Mục tiêu nghề nghiệp | Quản lý tổ chức cấp cao
(Senior Organizational Manager) |
Tổ trưởng/Giám đốc bộ phận lập trình (Programmer Manager) |
4. Học ngành Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin ở đâu?
Đối với ngành hệ thống thông tin thì hầu hết các trường đang xét tuyển tổ hợp các môn thi khối: A04, B00, C00, D(*) . Bên cạnh đó, trường xét tuyển học bạ hoặc kết hợp cả 2 hình thức nhằm chọn ra các bạn có kết quả học tập tốt và phù hợp nhất để theo học.
5 lý do nên học ngành Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin tại Đại học Quốc tế Bắc Hà như sau:
▶ Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế
▶ Phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại, sinh viên chủ động sáng tạo trong quá trình học tập
▶ Vị trí học tập trung tâm quận Cầu Giấy thuận lợi cho quá trình học tập, thực hành, thực tập và công việc sau này
▶ Thực hành và nhiều cơ hội cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty phần mềm
▶ Thường xuyên tổ chức diễn đàn, Workshop giúp sinh viên cập nhật kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành Hệ thống thông tin nói riêng và Công nghệ thông tin nói chung.
▶ Cơ sở vật chất hiện đại, phòng máy để sinh viên học thực hành.