Các chuyên ngành Kế toán - Nên học chuyên ngành nào?

Kế toán gồm những chuyên ngành nào? Nên chọn chuyên ngành nào thì phù hợp?

5/5 - (23 bình chọn)

Kế toán gồm những chuyên ngành ngào? Chuyên ngành nào sẽ phù hợp với bạn trong tương lai? Đây là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm các bạn trẻ thế hệ Gen Z ngày nay khi lựa chọn theo đuổi lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Các chuyên ngành Kế toán - Nên học chuyên ngành nào
Các chuyên ngành Kế toán – Nên học chuyên ngành nào

Kế toán được biết đến như một vị trí không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ quan, đơn vị nào dù lớn hay nhỏ. Có thể nói, kế toán là một nghề vô cùng phổ biến đối với các bạn sinh viên khối ngành kinh tế và luôn nằm trong TOP 10 những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nền kinh tế ngày càng cạnh tranh với hàng loạt các công ty, doanh nghiệp dần mọc lên một cách nhanh chóng, Kế toán ngày nay không chỉ với vai trò xử lý thông tin tài chính mà còn là cơ sở quan trọng giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định, chiến lược điều hành một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Ngành học này bao gồm nhiều các chuyên ngành chuyên sâu, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong cả khối nhà nước và tư nhân. Trong bài viết này, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chuyên ngành phổ biến của ngành kế toán, từ đó đưa ra lựa chọn thông minh cho con đường sự nghiệp của mình.

Tổng quan về Ngành Kế toán?

Kế toán là ngành học liên quan đến việc ghi chép, phân tích và báo cáo các hoạt động tài chính của một tổ chức. Kế toán viên đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát ngân sách và đảm bảo tính minh bạch tài chính, giúp tổ chức phát triển bền vững.

Với vai trò quan trọng đó, từ lâu, ngành kế toán không chỉ cần thiết trong các doanh nghiệp tư nhân mà còn vô cùng quan trọng trong các cơ quan nhà nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về kế toán viên ngày càng cao, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học ngành này.

3 chuyên ngành kế toán phổ biến nhất

Kế toán có nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành đều có tính chất riêng, tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn. Tại hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng hiện này, ngành Kế toán được phân thành 3 chuyên ngành kế toán chính:

  • Kế toán doanh nghiệp
  • Kế toán công (Kế toán nhà nước)
  • Kiểm toán

Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp:

Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp tư nhân và tập đoàn lớn. Sinh viên sẽ học cách lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và phân tích các chỉ số tài chính để hỗ trợ quá trình ra quyết định.

Kỹ năng cần thiết:

  • Kiến thức về tài chính và kinh tế doanh nghiệp.
  • Khả năng sử dụng phần mềm kế toán như SAP, QuickBooks.

Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp:

  • Pháp luật về doanh nghiệp
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Nguyên lý kế toán
  • Hệ thống thông tin kế toán nâng cao
  • Kế toán tài chính
  • Phân tích báo cáo tài chính… 

Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc tại các công ty tư nhân, công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn, các tập đoàn đa quốc gia…
  • Khởi nghiệp trong lĩnh vực kế toán.

Chuyên ngành Kế toán Công (Kế toán nhà nước)

Đây là chuyên ngành dành cho những người muốn làm việc tại các cơ quan chính phủ, đảm bảo sự minh bạch và hợp pháp của các hoạt động tài chính công. Sinh viên sẽ học cách quản lý ngân sách quốc gia, kiểm tra tính minh bạch của các quỹ công và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Kỹ năng cần thiết:

  • Hiểu biết sâu về luật pháp liên quan đến tài chính công.
  • Kỹ năng lập báo cáo tài chính cho các tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ.

Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kế toán Công:

  • Nghiệp vụ kế toán
  • Quy trình tổ chức công tác kế toán, tài chính công, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước
  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán, hệ thống chuẩn mực – chế độ kế toán trong lĩnh vực công…

Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước như các bộ, sở tài chính, hoặc các đơn vị ngân sách công
  • Làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, hoặc các tổ chức chính phủ.
  • Làm việc tại các trường học, bệnh viện công lập,…

Chuyên ngành Kiểm toán

Chuyên ngành Kiểm toán đào tạo ra những Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các báo cáo tài chính. Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được đào tạo về kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro tài chính và các quy trình kiểm toán.

Kỹ năng cần thiết:

  • Kỹ năng phân tích số liệu tài chính.
  • Hiểu biết về luật kiểm toán và các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kiểm toán:

  • Nghiệp vụ kế toán
  • Quy trình tổ chức công tác kế toán, tài chính công, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước
  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán, hệ thống chuẩn mực – chế độ kế toán trong lĩnh vực công…

Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc tạo các công ty tư nhân, công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn, các tập đoàn đa quốc gia…
  • Làm việc tại các công ty kiểm toán lớn (Big Four: Deloitte, PwC, EY, KPMG)
  • Làm việc trong các tổ chức quốc tế và phi chính phủ (NGO)
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước

So sánh các chuyên ngành kế toán – Nên chọn chuyên ngành nào thì phù hợp?

Để có thể đánh giá từng chuyên ngành và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân dựa trên bảng so sánh các chuyên ngành như sau:

Tiêu chí Kế toán Doanh nghiệp Kế toán Công Kiểm toán
Thị trường nghề nghiệp Cơ hội rộng mở từ doanh nghiệp tư nhân từ nhỏ đến lớn, từ tập đoàn trong nước đến tập đoàn đa quốc gia,… Tập trung cơ hội trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức công lập. Cơ hội rộng mở từ doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đa quốc gia.
Cơ hội thăng tiến Mức thăng tiến phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Có thể trở thành giám đốc tài chính (CFO), quản lý tài chính cấp cao. Khả năng thăng tiến ổn định, làm trong hệ thống hành chính nhà nước nên tốc độ chậm hơn, không nhanh bằng doanh nghiệp tư nhân. Có khả năng thăng tiến nhanh, lên các vị trí quản lý kiểm toán, giám đốc kiểm toán tại các công ty lớn, hoặc làm việc các tổ chức kiểm toán quốc tế và phát triển sự nghiệp toàn cầu.
Mức lương Khởi điểm: Trung bình từ 7-10 triệu VNĐ/tháng (tùy theo quy mô công ty).

Mức lương trung bình: Khoảng 10-15 triệu, có thể lên đến 30 triệu VNĐ/tháng cho các vị trí quản lý.

Khởi điểm: Trung bình từ 5-7 triệu VNĐ/tháng.

Mức lương trung bình: Khoảng 9-11 triệu VNĐ/tháng, ít biến động.

Khởi điểm: Từ 8-10 triệu VNĐ/tháng, cao hơn tại các công ty kiểm toán lớn.

Mức lương trung bình: Khoảng 10-15 triệu VNĐ/tháng, Kiểm toán viên cao cấp và quản lý có thể đạt từ 30-50 triệu VNĐ/tháng.

Có thể thấy:

  • Kế toán doanh nghiệp: Tập trung vào doanh nghiệp tư nhân, có cơ hội thăng tiến nhanh nhưng yêu cầu làm việc trong môi trường cạnh tranh cao.
  • Kế toán công: Ổn định, ít rủi ro, phù hợp cho những ai muốn làm việc trong môi trường nhà nước.
  • Kiểm toán: Mức thu nhập cao, cơ hội làm việc tại các công ty quốc tế nhưng áp lực công việc lớn.

Việc lựa chọn chuyên ngành nên dựa trên sở thích, khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn yêu thích sự ổn định, kế toán công có thể là lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn làm việc trong các tập đoàn lớn và có thu nhập cao, hãy chọn kế toán doanh nghiệp hoặc kiểm toán.

Trên đây, Đại học Quốc tế Bắc Hà đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chuyên ngành học kế toán cũng như phân tích đặc điểm, tính chất của từng chuyên ngành. Từ đó, có thể đưa ra đánh giá đâu là chuyên ngành học phù hợp với bản thân và chọn hướng đi đúng trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với Nhà trường để nhận tư vấn và hỗ trợ kỹ hơn về ngành học.

>> Xem thêm:

Mức lương ngành kế toán có thực sự hấp dẫn

Muốn làm kế toán thì học và thi khối nào? Tham khảo điểm chuẩn và các tổ hợp xét tuyển các trường

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media