Chuyên ngành Kế toán công là gì? Có nên theo học không?

Chuyên ngành Kế toán công là gì? Tiềm năng phát triển ra sao? GenZ Có nên theo học không?

5/5 - (23 bình chọn)

Chuyên ngành Kế toán Công là gì? Học những gì? Các trường nào đào tạo Kế toán Công? Câu hỏi thắc mắc của tất cả những bạn đang có ý định theo học ngành Kế toán. Tham khảo bài viết này để có cái nhìn tổng quan về chuyên ngành học này nhé!

Chuyên ngành kế toán công là gì
Chuyên ngành kế toán công là gì

Trên thực tế, không phải chỉ những công ty, doanh nghiệp mới cần có kế toán. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp… cũng cần có kế toán. Kế toán trong các đơn vị, tổ chức, cơ quan này được gọi là kế toán công. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, kế toán công được biết đến nhiều hơn trong những năm gần đây và số lượng sinh viên theo học chuyên ngành này cũng đang có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Điều này cũng chứng minh được rằng cơ hội nghề nghiệp dành cho kế toán công đang ngày càng rộng mở.

1. Chuyên ngành Kế toán Công là gì?

Kế toán công là một trong hai chuyên ngành thuộc ngành kế toán, nó chủ yếu thực hiện những công việc ở lĩnh vực công về kinh tế – xã hội của đất nước. Kế toán công sẽ thực hiện các nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị hay tổ chức của nhà nước hoặc các lĩnh vực công như xử lý quỹ, nguồn tài chính công một cách rõ ràng và hợp lý.

Khác hẳn với Kế toán doanh nghiệp, người làm ở bộ phận kế toán doanh nghiệp sẽ có vai trò theo dõi, phân tích hoặc kiểm tra doanh thu lợi nhuận để ban lãnh đạo dựa vào đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mục tiêu của Kế toán công không hướng đến kinh doanh lợi nhuận mà phản ảnh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn,…trong lĩnh vực công.

2. Chuyên ngành toán Công được học những gì?

Ngoài những kiến thức về kế toán nói chung, kế toán các khoản thu và chi hành chính sự nghiệp, kế toán các khoản thanh toán công, kế toán nguồn chi phí…Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập.
Ngoài ra, các bạn sẽ thực hành trên các phần mềm kế toán dựa trên các tài liệu thực, bằng cách vận dụng các nghiệp vụ kế toán để thực hiện các bài thực hành đó. Những hoạt động, chương trình ngoại khóa liên quan đến ngành kế toán giúp sinh viên trau dồi, nâng cao nghiệp vụ đồng thời cũng tạo cho các bạn thói quen tốt để hỗ trợ cho công việc theo này và theo kịp được xu thế hiện đại.
Đặc biệt khi học Kế toán Công tại Đại học Quốc tế Bắc Hà, các bạn sẽ được trải nghiệm, học tập thực tiễn, đặc biệt trong những doanh nghiệp liên quan đến chuyên ngành Kế toán công. Các bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng mềm để trở thành một nhân sự chuyên nghiệp như: kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Một số môn học Chuyên ngành của Kế toán Công:

  • Kế toán kinh tế tài chính I và
  • Kế toán ngân sách
  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán I
  • Hệ thống thông tin kế toán I và II
  • Quản trị kinh tế tài chính
  • Ngoại ngữ chuyên ngành
  • Thuế
  • Quản trị rủi ro đáng tiếc
  • Nguyên lý thẩm định giá
  • Thanh toán quốc tế

Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành kế toán

3. Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của chuyên ngành Kế toán Công

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và chuyên môn tham gia ứng tuyển tại nhiều vị trí liên quan đến ngành Kế toán tài chính khu vực công và tư, trong đó tập trung vào khu vực công như các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khu vực công; các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính trị nghề nghiệp, đoàn thể,…Các vị trí cụ thể như:

  • Công nhân viên chức từ cấp trung ương cho đến địa phương liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế, hải quan, kho bạc.
  • Chuyên viên phụ trách kế toán, các giao dich ngân hàng, các giao dịch liên quan đến thuế.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, lập kế hoạch, mua bán sát nhập doanh nghiệp.
  • Thủ quỹ, kiểm soát viên, nhân viên quản lý dự án, quản lý tài chính.
  • Giảng viên đào tạo kế toán tại các trường đại học, cơ sở đào tạo liên quan đến ngành.
Kế toán Công ra trường làm gì
Kế toán Công ra trường làm gì

Bên cạnh đó, nghiệp vụ kế toán công có rất nhiều điểm tương đồng với nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Bởi vậy, nếu không làm việc trong các cơ quan, tổ chức công và đơn vị sự nghiệp công thì sinh viên ngành này có thể làm việc trong các công ty hoặc doanh nghiệp sản xuất với nhiều vai trò khác nhau như kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán doanh thu, kế toán kho hoặc thậm chí là kế toán trưởng (nếu sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng) hoặc các công việc liên quan đến tài chính chẳng hạn như giao dịch viên ngân hàng, chuyên viên tư vấn tài chính…

4. Mức lương của chuyên ngành Kế toán Công

Mức thu nhập của công chức kế toán được tính theo quy định của Nhà nước về mức thu nhập cho công chức, viên chức nhà nước và được xếp theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ.

Với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/ tháng thì mức thu nhập của kế toán công được tính như sau:

  • Trường hợp kế toán viên cao cấp, mã ngạch 06.029 (tương đương với công chức loại A3, nhóm A3.2): Hệ số lương thấp nhất là 5.75 (tương ứng với mức thu nhập 8.567.500 đồng/ tháng) và cao nhất là 7.55 (tương đương với 11.249.500 đồng/ tháng).
  • Trường hợp kế toán viên chính, mã ngạch 06.030 (tương đương với công chức loại A2, nhóm A2.2): Hệ số lương thấp nhất là 4.00 (tương ứng với mức thu nhập 5.960.000 đồng/ tháng) và cao nhất là 6.38 (tương đương với 9.506.200 đồng/ tháng).
  • Trường hợp kế toán viên, mã ngạch 06.031 (tương đương với công chức loại A1): Hệ số lương thấp nhất là 2.34 (tương ứng với mức thu nhập 3.486.600 đồng/ tháng) và cao nhất là 4.98 (tương đương với 7.420.200 đồng/ tháng).
  • Trường hợp kế toán viên trung cấp, mã ngạch 06.032 (tương đương với công chức loại A0): Hệ số lương thấp nhất là 2.1 (tương ứng với mức thu nhập 3.129.000 đồng/ tháng) và cao nhất là 4.89 (tương đương với 7.286.100 đồng/ tháng).

Ngoài ra, đối với các vị trí công việc khác, mức lương sẽ phụ thuộc vào tùy vào trình độ, kinh nghiệm và chính sách đãi ngộ nơi làm việc:

  • Các vị trí công việc trong lĩnh vực doanh nghiệp sản xuất có thể có mức lương trung bình từ 8 triệu – 25 triệu VND/tháng.
  • Trong lĩnh vực tài chính, mức lương trung bình khoảng từ 10 triệu – 20 triệu VND/tháng.
  • Đối với vị trí giảng viên đào tạo kế toán tại các trường đại học và cơ sở đào tạo liên quan đến ngành kế toán, mức lương trung bình có thể dao động từ 15 triệu VND/tháng trở lên.

5. Các trường đào tạo chuyên ngành Kế toán Công

  • Đại học Quốc tế Bắc Hà (BIU)
  • Học viện Tài chính (AOF)
  • Học viên Ngân Hàng (BAV)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học Thương Mại (TMU)
  • Đại học Ngoại Thương (FTU)
  • Đại học Tài Chính – Marketing (UFM)
  • Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH),…

Trên đây là một số thông tin về chuyên ngành Tài chính công mà Đại học Quốc tế Bắc Hà giúp tổng hợp để đưa ra định hướng phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc đừng ngại liên hệ với nhà trường để được tư vấn cụ thể nhé

Tìm hiểu thêm: Ngành kế toán – Tài chính

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media