Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là gì? Học có khó không?

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là gì? Học có khó không? Cơ hội việc làm và mức lương khi ra trường

5/5 - (21 votes)

Bạn quan tâm ngành Kế toán Doanh nghiệp nhưng không biết ngành này là gì; sẽ đào tạo những gì; ra trường làm gì, cơ hội việc làm như thế nào;… Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về chuyên ngành học này nhé!

Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp là gì
Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp là gì

Kế toán doanh nghiệp dường như không phải là cái tên xa lạ với chúng ta, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu, góp phần to lớn trong quá trình hoạt động, phát triển của các đơn vị, tổ chức. Kế toán không chỉ đơn thuần là ghi chép, mà còn là nguồn dữ liệu kinh doanh cần thiết, ẩn chứa các bức tranh chi tiết về sức khỏe tài chính, hiệu suất và tiềm năng phát triển của một tổ chức.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều cơ hội kinh doanh mới xuất hiện, và cùng với đó là sự tăng cường cần thiết về dịch vụ kế toán chuyên nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng Kế toán Doanh nghiệp không chỉ là một lựa chọn việc làm an toàn mà còn là một bộ mặt đầy triển vọng trong tương lai đối với các bạn trẻ.

1. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là gì?

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là chuyên ngành học liên quan đến các hoạt động ghi chép, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh …

Kế toán Doanh nghiệp là một bộ phận nhân sự không thể thiếu đóng đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho lãnh đạo, góp phần giúp lãnh đạo đưa ra quyết định và đảm bảo về mặt tài chính để doanh nghiệp vận hành một cách liên tục, lành mạnh.

Hiện nay, kế toán doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận:

  • Kế toán thuế: chịu trách nhiệm vận hành doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện đủ nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ một cách kịp thời và chính xác nhất.
  • Kế toán nội bộ/kế toán quản trị: chịu trách nhiệm tập hợp toàn bộ những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp để đưa ra số liệu chính xác nhất.

Xem thêm: Chuyên ngành Kế toán Công

2. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp được học những gì?

Đối với chuyên ngành kế toán doanh nghiệp người học sẽ được học về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích và báo cáo tài chính, các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Có thể thấy rằng ngành học này có liên quan mật thiết đến công việc kế toán nội bộ của công ty.

Khung chương trình đào tạo kế toán doanh nghiệp còn trau dồi cho người học kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, chương trình sẽ giúp những kế toán viên có nghiệp vụ vững vàng và kỹ năng sử dụng thuần thục các công cụ hỗ trợ phục vụ tốt cho công việc sau này.

 Kế toán Doanh nghiệp được học nững gì?
Kế toán Doanh nghiệp được học những gì?

Các môn học trang bị kiến thức cơ sở bao gồm:

  • Nguyên lý kế toán
  • Tài chính tiền tệ
  • Kinh tế vi mô
  • Kiến thức chung của ngành bao gồm:
  • Kế toán doanh nghiệp
  • Kế toán thương mại
  • Phần mềm kế toán Misa
  • Kiến thức chuyên sâu về ngành bao gồm:
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Kiểm toán
  • Thuế và thực hành khai báo thuế;…

Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành kế toán

3. Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Từ xưa đến nay, kế toán doanh nghiệp vẫn luôn là ngành nghề được đánh giá cao và có vị trí vững chắc trong khối ngành kinh tế. Dù không trực tiếp tạo ra nguồn doanh thu, song kế toán doanh nghiệp lại là vị trí không thể thiếu, góp phần to lớn trong quá trình hoạt động, phát triển của các đơn vị, tổ chức. Theo thống kê của trang tuyển dụng Vietnam Works, vị trí kế toán luôn chiếm tỷ trọng lớn của các trang tuyển dụng, với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 10%, việc làm ngành kế toán thậm chí cao hơn mức tăng trung bình của nhiều ngành nghề khác. Vì vậy, cơ hội việc làm cho ngành nghề này luôn rộng mở. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:

  • Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán quản trị trong các công ty, doanh nghiệp
  • Nhân viên kế toán các phần trong doanh nghiệp như: lương, tài sản cố định, vật tư, thanh toán, thuế, các khoản công nợ.
  • Nhân viên kế toán – văn phòng
  • Chuyên viên Phân tích báo cáo tài chính
  • Chuyên viên Quản trị tài chính doanh nghiệp
  • Giảng viên giảng dạy ngành Kế toán
  • Thanh tra Kinh tế

4. Mức lương của Kế toán doanh nghiệp

Mức lương Kế toán Doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí, trình độ và kinh nghiệm làm việc trong ngành, cụ thể:

  • Với một kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm trung bình sẽ có mức lương giao động từ 3.500.000 – 5.000.000 VNĐ. Đây là con số trung bình chưa bao gồm các phụ cấp hoặc quyền lợi kèm theo.
  • Đối với kế toán viên có kinh nghiệm khoảng từ 2 năm trở lên thì mức lương trung bình rơi vào khoảng từ 6.000.000 – 9.000.000 VNĐ.
  • Với các vị trí từ trưởng nhóm, trưởng phòng hoặc kế toán trưởng thì mức lương từ 10.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kỹ năng hoặc chứng chỉ kèm theo của từng cá nhân mà mức lương này sẽ thay đổi
  • Đối với các vị trí làm việc cùng đối tác hoặc công ty nước ngoài thì mức lương khá cao từ 1000 USD cho kế toán trưởng. Nếu sở hữu chứng chỉ quốc tế như ACCA thì thu nhập lên đến 2000 USD/tháng đối với các kế toán viên cao cấp.

5. Các trường đào tạo chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

  • Đại học Quốc tế Bắc Hà (BIU)
  • Học viện Tài chính (AOF)
  • Học viên Ngân Hàng (BAV)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học Thương Mại (TMU)
  • Đại học Ngoại Thương (FTU)
  • Đại học Tài Chính – Marketing (UFM)
  • Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH),…

Trên đây là những thông tin cụ thể về ngành Kế toán mà Đại học Quốc tế Bắc Hà tổng hợp giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và định hướng phù hợp trong tương lai. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về ngành học đừng ngại liên hệ với Nhà trường để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Ngành kế toán – Tài chính

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media