Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Học có khó không?

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Học có khó không?

Rate this post

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Có khó không? Có nên theo học không?

Trong thế giới hiện đại với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, học Kỹ thuật phần mềm (KTPM) sẽ là một con đường đầy hấp dẫn và tiềm năng. Vậy chuyên ngành KTPM là gì? Có khó không? Ra trường làm gì? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Học có khó không?
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Học có khó không?

Được biết đến như một ngành học xu hướng với mức thu nhập ấn tượng, những năm gần đây, kỹ thuật phần mềm ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ có đam mê, tham vọng với lĩnh vực công nghệ thông tin và thiết kế phần mềm. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin trong đó phần mềm luôn được xem như trái tim đã đặt ra một bài toán lớn về nhu cầu nhân lực trình độ cao để đáp ứng xu hướng này. Với ước lượng mức lương hấp dẫn và tình hình nhân lực khan hiếm trong ngành Kỹ thuật phần mềm hiện nay, cơ hội làm việc và tiềm năng phát triển nghề nghiệp của các bạn trẻ ngày càng được mở rộng.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm không chỉ đơn thuần là việc nghiên cứu và phát triển phần mềm, mà còn là sự sáng tạo và biến ý tưởng thành hiện thực. Đây là ngành học tập trung vào việc thiết kế, xây dựng, phát triển và duy trì các ứng dụng phầm mềm công nghệ.

Mặc dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng kỹ thuật phần mềm chính là những phần mềm và ứng dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Chắc chắn rằng bạn đã quen thuộc với các trình duyệt web như Chrome, Firefox hoặc các ứng dụng văn phòng như Microsoft Word hay Excel. Những ứng dụng mạng xã hội như Facebook và Zalo cũng là sản phẩm của ngành này. Chúng đã và đang mang lại nhiều lợi ích cần thiết, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và công việc.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm được học những gì?

Lựa chọn chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ngoài được trang bị các môn đại cương như giải tích, đại số tuyến tính, toán rời rạc, xác suất thống kê, triết học hay pháp luật đại cương, bạn sẽ được học các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quá trình sản xuất phần mềm như:

  • Kiến thức cơ bản về máy tính, hệ điều hành và các công cụ lập trình, kỹ thuật lập trình.
  • Quy trình phát triển phần mềm
  • Kỹ năng vận dụng những công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác
  • Các giai đoạn của quá trình xây dựng một dự án như thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình rồi kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm,…

Đặc biệt khi học Công nghệ phần mềm tại Đại học Quốc tế Bắc Hà, sinh sẽ được trải nghiệm, tham gia vào các dự án thức tế, được trang bị các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và cần thiết như sự tự tin, kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, tư duy phản biện, tư duy logic và khả năng phân tích đánh giá chuẩn xác phục vụ tốt nhất cho nhu cầu công việc.

Cơ hội việc làm chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Công nghệ thông tin đang ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống, giúp công việc trở nên tiện lợi và các hoạt động kết nối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể thấy sản phẩm phần mềm có mặt ở khắp nọi nơi, điều này đặt ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực để phục vụ và đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ này. Vì vậy, đối với những bạn theo học Kỹ thuật phần mềm, môi trường và cơ hội việc làm của các bạn rất lớn. Sau khi tốt nghiệp Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Nhân viên IT: Còn được gọi là nhân viên kỹ thuật máy tính, nhân viên IT hiện nay có mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu khi mới ra trường, 10 – 15 triệu với 3 – 5 năm kinh nghiệm và 20 – 30 triệu/tháng cho người có kinh nghiệm.
  • Nhân viên triển khai phần mềm: Với vị trí này, bạn được trả trung bình từ 7 – 12 triệu/tháng và khi có kinh nghiệm (thường là từ 5 năm trở lên) thì mức lương khoảng 20 – 33 triệu/tháng.
  • Nhân viên kiểm thử phần mềm (tester): Kiểm tra lỗi của hệ thống phần mềm, xác định xem phần mềm đã đáp ứng được các nhu cầu thực tế, đáp ứng được mục tiêu thiết kế ban đầu hay chưa… Một tester có lương trung bình từ 6 – 12 triệu/tháng, cao hơn là tầm 15 triệu/tháng.
  • Chuyên gia phân tích dữ liệu: Tập trung vào việc thu thập, phân tích, và trích xuất thông tin từ dữ liệu. Đây là vị trí quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu.
  • Quản lý dự án phần mềm: Điều hành và quản lý dự án phát triển phần mềm. Điều này bao gồm lên kế hoạch, theo dõi tiến độ, và quản lý tài nguyên…

Ngoài ra, tấm bằng kỹ thuật phần mềm tạo điều kiện cho bạn chủ động trong công việc, có thể tự thiết kế game, tạo các ứng dụng, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc tìm kiếm các việc làm kinh doanh như nhân viên kinh doanh phần mềm, nhân viên kinh doanh dự án,…

Học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm có khó không?

Kỹ thuật phần mềm là một ngành học tương đối khó. Công việc này đòi hỏi sinh viên nắm vững kiến thức chuyên sâu đồng thời trải nghiệm thực tế nhiều. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, trong tất cả mọi công việc, chỉ cần có sự nỗ lực, cố gắng, niềm đam mê và chương trình đào tạo phù hợp thì bạn sẽ dễ dàng theo kịp và trở thành chuyên viên “sáng giá” của ngành nghề này. Để học tốt chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Liên tục cập nhật xu hướng công nghệ: Làm việc ở lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần phải luôn cập nhật công nghệ bắt kịp những xu thế mới nhất.
  • Tư duy logic cao: Bạn cần có kỹ năng phân tích thông tin, tư duy logic và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.
  • Là một người có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ: Việc đối mặt với những dãy số khó nhằn, những dự án lớn yêu cầu bạn phải tập trung cao độ, hết mình trong công việc.
  • Thành thạo ngoại ngữ là ưu thế: Để theo đuổi ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần trau dồi kỹ năng ngoại ngữ của mình.
  • Ngoài tiếng Anh, tiếng Nhật hay tiếng Trung cũng nên được bổ sung vào vốn từ ngữ nhé.
  • Niềm đam mê với công nghệ, máy tính: Chủ động tìm tòi, học hỏi về các thông tin máy tính.

Ngoài chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cũng có thể tham khảo các chuyên ngành HOT khác của ngành Công nghệ Thông tin như: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Truyền thông đa phương tiện, Mạng máy tính và truyền thông…

Học Phần mềm – Công nghệ thông tin tại Đại học Quốc tế Bắc Hà

Tự hào là ngôi trường đào tạo trọng điểm khối ngành Công nghệ thông tin, được rất nhiều sinh viên theo học tại Đại học Quốc tế Bắc Hà. Nhà trường mang đến môi trường học tập tiên tiến và chất lượng đào tạo hàng đầu. Với đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành, chương trình học được thiết kế để phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết, chú trọng thực hành và trải nghiệm; thường xuyên cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, giúp sinh viên luôn được tiếp cận với tri thức mới và những công nghệ hiện đại nhất.

Ngoài ra, sinh viên học tại trường sẽ được trang bị kỹ năng ngoại ngữ đạt chuẩn ielts từ 5.0 trở lên và đặc biệt các câu lạc bộ là một trong những đặc trưng không thể thiếu tại Đại học Quốc tế Bắc Hà. Các bạn sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ về học thuật chuyên ngành để có thể trở nên năng động hơn, học thêm được nhiều kiến thức chuyên môn và có thêm nhiều công trình nghiên cứu khoa học lớn; rèn luyện khả năng tự tin, độc lập, tư duy và giải quyết tình huống giúp sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi doanh nghiệp và tỏa sáng trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

Hơn nữa, nhà trường mở rộng cơ hội xét tuyển với nhiều phương thức đa dạng nhằm giúp tăng tối đa cơ hội trúng tuyển cho những ai đam mê và mong muốn theo đuổi niềm đam mê công nghệ. Vì vậy, nếu bạn còn đang cân nhắc lựa chọn học Công nghệ thông tin tại một ngôi trường chất lượng nhưng lại quá lo lắng về điểm số thì Đại học Quốc tế Bắc Hà chính là sự lựa chọn phù hợp.

Nếu có niềm đam mê và theo đuổi công nghệ thì hãy liên hệ ngay với Nhà trường để nhận sư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất:

  • VPTS: P107, Tòa B7, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0971.093.699 – 0869.197.599
  • Website: http://biu.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/quoctebacha

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media