Con gái có nên học ngành Logistics không? Giải đáp chi tiết!

Con gái có nên học ngành Logistics không?

5/5 - (20 bình chọn)

Nhiều bạn nữ và cả phụ huynh cũng thường hỏi “Con gái có nên học ngành Logistics không?”. Đọc bài viết dưới đây của Đại học Quốc tế Bắc Hà bạn sẽ hoàn toàn gỡ rối được mối bận tâm đó.

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết hãy cùng tìm hiểu lại khái niệm Logistics đã được giới thiệu rất kỹ và chi tiết trong bài viết trước đây.

Theo đó, Logistics có thể hiểu nôm na là “hậu cần” – chuỗi công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Các công ty logistics thường hoạt động ở vị trí “bên thứ ba”, tức là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và người mua hàng.

Các hoạt động cơ bản của logistics bao gồm: quản trị vận tải xuất – nhập hàng hóa; quản trị đội tàu, kho bãi, vật liệu; quản trị tồn kho… Mặt khác, logistics còn có vai trò tìm nguồn đầu vào và đầu ra cho hàng hóa; lên kế hoạch sản xuất hàng hóa, đóng gói; dịch vụ chăm sóc khách hàng…

Con gái có nên học ngành Logistics không
Con gái có nên học ngành Logistics không

1. Những định kiến sai lầm về ngành Logistics

“Logistics chắc cả ngày dầm mưa dãi nắng ngoài cảng biển”, “Con gái mà học logistics”, “toàn công việc tay chân”…là kha khá nỗi lo của không chỉ các bậc cha mẹ mà còn của các bạn học sinh, sinh viên.

Định kiến làm Logistics là “dầm mưa dãi nắng”

Dù lớn hay nhỏ, công ty Logistics cũng được chia thành 2 bộ phận: Vận hành (thường làm việc tại cảng, nhà kho – chịu trách nhiệm quá trình vận tải phân phối hoặc chứng từ) – Hỗ trợ (tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, đưa ra giải pháp…) Do đó, Logistics đâu phải công việc lúc nào cũng đắm mình trong gió sương nắng biển.

Định kiến về giới tính

Với đặc thù công việc”nghe tên đã thấy cực” như logistics, nhiều người nghĩ ngành này không phù hợp với các bạn nữ. Tuy nhiên với bản tính tỉ mỉ, chỉn chu và khéo léo ngoại giao, nhiều bạn nữ vượt qua định kiến và thăng tiến rất tốt trong công việc.

Định kiến Logistics là công việc tay chân

Nhiều người cũng đùa rằng “logistics học xong đi làm shipper, lái xe cẩu…” 80% công việc trong công ty logistics là vận hành, nhưng cũng chia thành nhiều nhóm vị trí việc khác nhau. Nhìn chung Kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ mới chính là tấm vé thông hành giúp bạn đạt được vị trí nghiệp vụ cao.

2. Không ngành nghề nào bị “đóng khung” bởi giới tính

Nghề này phù hợp với con trai, con gái thì nên làm việc nhẹ nhàng ở văn phòng máy lạnh… đều là những định kiến lỗi thời, luôn bị đóng khung cho các ngành nghề một cách vô tội vạ.

Nếu bạn có đủ tố chất và tài năng về tư duy logic, có lợi thế học tốt các môn tính toán, môn tự nhiên và đặc biệt yêu thích môi trường kinh doanh thương mại, thì chẳng có lý do nào để từ bỏ con đường mình chọn, rẽ sang một hướng khác cho…giống với đại đa số “người ta”.

3. Con gái làm Logistics còn có nhiều lợi thế hơn

Trong thế giới kinh doanh thương mại, phụ nữ luôn có những thế mạnh của riêng mình. Nhìn chung, ngành Logistics yêu cầu người học và làm việc có các tố chất như tư duy logic, tư duy tổng hợp, phản biện, sáng tạo, tỉ mỉ và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Có thể thấy, phái nữ không chỉ làm được mà còn có cực kì nhiều lợi thế trong những lĩnh vực này.

Khả năng thích ứng

Công việc trong ngành Logistics ngày càng phức tạp và có nhiều sự thay đổi hơn để bắt kịp xu hướng so với trước đây. Để “có chỗ đứng” trong ngành, bạn buộc phải linh hoạt và thích nghi với nhiều môi trường làm việc, tiếp xúc với nhiều người.

Giao tiếp tốt, xử lý vấn đề khéo léo, hiệu quả

Một chuyên gia logistics sẽ quan sát và tìm cách giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, nắm vững kiến thức kinh doanh, tâm lý khách hàng… Do đó, sự tinh tế của phái nữ chính là chìa khóa giao tiếp vô cùng hiệu quả.

Kỹ năng tổ chức 

Người làm logistics phải có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc, quản lý đồng thời nhiều dự án khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Lúc này, cách tổ chức hợp lý sẽ giúp công việc được giải quyết khoa học hơn.

Để làm logistics tốt, bạn cần có nhiều kỹ năng chuyên môn, giao tiếp tinh tế và tư duy nhạy bén

4. Bạn có hợp với ngành Logistics?

Logistics được xếp vào khối ngành Kinh tế, chương trình học gồm các kiến thức liên quan đến hai lĩnh vực chính là Kinh tế và Vận tải. Để biết bản thân có hợp với ngành này hay không, cùng xem qua 2 yếu tố dưới đây và cân nhắc nhé:

Như thông tin đã cung cấp ở phần đầu tiên, ngành Logistics hiện nay có tiềm lực tuyển dụng nhân lực cực kì lớn, nhất là trong bối cảnh giao thương cởi mở, nhu cầu mua sắm hàng hóa, vận chuyển xuyên lục địa cực kì lớn.

Hơn nữa, Logistics cũng là ngành có đặc thù phù hợp với những bạn trẻ đam mê start-up kinh doanh. Khi đã có được sản phẩm chất lượng, con đường vận chuyển sản phẩm tới khách hàng trơn tru, nhanh chóng chính là yếu tố cộng thêm để thành công.

Các vị trí công việc ngành Logistics cũng có rất nhiều lựa chọn, mỗi vai trò đều có những đòi hỏi về tố chất khác nhau như:

Supply Chain: công việc liên quan đến lập kế hoạch

  • Dự báo nhu cầu thị trường
  • Lập kế hoạch sản xuất
  • Lập kế hoạch nguồn lực logistics

Manafacturing & Production: công việc liên quan đến hoạt động sản xuất

  • Công việc thu mua, tìm kiếm nguồn hàng hay dịch vụ
  • Thực hiện các hợp đồng mua nguyên vật liệu, thương lượng giá sản phẩm
  • Quản lý tồn kho

Logistics và vận tải

  • Vận hành hàng hóa tại nhà kho, cảng biển
  • Nhập số liệu
  • Điều phối vận hành và giám sát, quản lý…
  • Khai báo hải quan
  • Sales, kế toán, IT, cung cấp giải pháp logistics…

>> Xem thêm: Nội dung hướng nghiệp ngành quản trị kinh doanh

>> Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media