Điện tử công nghiệp học gì? Ra trường làm gì?

Điện tử công nghiệp học gì? Ra trường làm gì?

Rate this post

Điện tử công nghiệp là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Chắc hẳn là những băn khoăn của nhiều bạn học sinh khi lựa chọn ngành nghề. Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây để nắm được thông tin tổng quan về ngành này và chọn được ngành phù hợp với bản thân.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, kinh tế xã hội gia tăng phát triển, điện tử công nghiệp đóng vài trò quan trọng, góp phần tạo ra sự đổi mới và kết nối toàn diện. Tại Việt Nam lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, đưa Việt Nam lọt top 15 quốc gia xuất khẩu điện tử lớn nhất thế giới (theo Báo quân đội nhân dân Việt Nam).

Ngành điện tử công nghiệp đóng vài trò quan trọng trong thời đổi mới và kết nối

1. Ngành điện tử công nghiệp là gì?

Điện tử công nghiệp là lĩnh vực chuyên sâu tập trung vào việc thiết kế, sản xuất và quản lý các hệ thống, thiết bị điện tử được sử dụng trong môi trường công nghiệp. Các sản phẩm và ứng dụng của điện tử công nghiệp thường bao gồm các hệ thống điều khiển tự động, máy tính công nghiệp, cảm biến, đồng hồ đo, và các thiết bị điện tử khác có liên quan.

Chương trình học trong ngành điện tử công nghiệp cung cấp một cơ sở vững chắc về kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên sâu để chuẩn bị sinh viên cho sự nghiệp trong lĩnh vực này. Sinh viên sẽ bắt đầu với các môn cơ bản như toán cao cấp, vật lý và lập trình, trước khi chuyển sang các khóa học về linh kiện điện tử, thiết kế mạch và lý thuyết về vi xử lý và vi điều khiển. Ngoài ra sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức hệ thống tự động và điều khiển, cũng như công nghệ viễn thông và mạng, năng lượng điện tử, từ nguồn năng lượng tái tạo đến quy trình sản xuất và lưu trữ năng lượng.
Ngành điện tử công nghiệp được đánh giá là đóng vai trò quan trọng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại dịch vụ, y tế, đời sống….

Xem thêm: Review ngành điện tử – viễn thông

2. Học điện tử công nghiệp ra trường làm gì?

Khi bạn tốt nghiệp chuyên ngành điện tử công nghiệp, có nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra trước bạn. Dưới đây là một số hướng bạn có thể chọn sau khi ra trường:

  •  Kỹ sư điện tử:

Kỹ sư điện tử chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và bảo trì các thiết bị điện tử và hệ thống điện tử. Các công việc bao gồm lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,… Ngoài ra, họ cũng có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tối ưu hóa hiệu suất của các sản phẩm điện tử.

  • Chuyên viên điều khiển và tự động hóa:

Công việc này liên quan đến việc phát triển các hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa quy trình sản xuất trong môi trường công nghiệp. Đây là người chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình, vận hành và bảo trì các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,…

  • Thợ điện

Là công việc yêu cầu các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điện, điện tử, an toàn điện. Thợ điện đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống điện tử tuân thủ các quy chuẩn an toàn và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

  • Chuyên viên bảo dưỡng và sửa chữa

Thực hiện công việc bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo hiệu suất cao cho các thiết bị điện tử.

  • Chuyên gia truyền thông và mạng

Vị trí này thực hiện lên kế hoạch, triển khai và duy trì các hệ thống mạng và truyền thông điện tử để đảm bảo sự kết nối ổn định và an toàn giữa các thiết bị và hệ thống.

  • Quản lý dự án công nghiệp điện tử

Quản lý dự án là người đứng đầu việc triển khai và quản lý các dự án công nghiệp điện tử từ giai đoạn lập kế hoạch đến triển khai. Người này cần đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu đề ra.

Những lựa chọn nghề nghiệp trên chỉ là một số trong số nhiều cơ hội mà người học công nghiệp điện tử có thể theo đuổi. Quan trọng nhất là tùy thuộc vào sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân để chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media