Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì? Làm ở đâu? Tiềm năng phát triển ra sao? Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để định hướng rõ hơn nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Mục lục
Sức hút ngành Tài chính ngân hàng
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng nền kinh tế đáng kể, và ngành tài chính ngân hàng là một phần không thể tách rời của sự phát triển này. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng và các tổ chức tài chính đã tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực này.
Trong thời kỳ từ 2020 đến 2025, nhiều chuyên gia dự báo rằng nhu cầu về nhân lực cao cấp cho ngành Tài chính Ngân hàng sẽ gia tăng khoảng 20% mỗi năm. Đây là một xu hướng đáng chú ý và tài chính ngân hàng sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo thống kê hiện tại, Việt Nam đang có 7 tổ chức tín dụng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 16 công ty tài chính, 32 quỹ đầu tư, hơn 10 công ty bảo hiểm lớn, và hơn 100 công ty chứng khoán hoạt động trong ngành. Sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng đã tạo ra sự gia tăng đáng kể trong số lượng chi nhánh và phòng giao dịch mở ra trên khắp đất nước.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ fintech cũng đang thúc đẩy sự cạnh tranh và sự đổi mới trong ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các sinh viên có kiến thức và kỹ năng về công nghệ để áp dụng vào lĩnh vực tài chính và ngân hàng với những mức lương vô cùng hấp dẫn.
Xem thêm: 3 chuyên ngành cực HOT của ngành Tài chính ngân hàng
Học Tài chính ngân hàng ra làm gì?
Việc chuyển đổi tiền tệ được ví như các dòng máu trong cơ thể, với nhiệm vụ quan trọng là duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống. Do đó, bất kể tình trạng phát triển hoặc khủng hoảng của nền kinh tế, triển vọng nghề nghiệp trong ngành này không bao giờ bị hạn chế. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
Nhân viên Ngân hàng: Bạn có thể làm việc trong các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tài chính khác với vai trò như nhân viên giao dịch, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, hay chuyên viên về rủi ro tín dụng.
Chuyên viên Tài chính: Bạn có thể trở thành chuyên viên tài chính cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, thực hiện các công việc như lập kế hoạch tài chính, quản lý vốn, đánh giá rủi ro, và tư vấn về đầu tư.
Chuyên viên Đầu tư: Bạn có thể làm việc trong các tổ chức đầu tư như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, hoặc công ty quản lý tài sản, thực hiện việc nghiên cứu thị trường, đánh giá cổ phiếu và tài sản, và đưa ra các quyết định đầu tư.
Chuyên viên Bảo hiểm: Bạn có thể tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm với vai trò như chuyên viên tư vấn bảo hiểm, quản lý rủi ro bảo hiểm, hoặc phát triển sản phẩm bảo hiểm.
Chuyên gia Tài chính Quốc tế: Nếu bạn quan tâm đến quan hệ tài chính quốc tế, bạn có thể làm việc trong các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hoặc trong các công ty tài chính quốc tế để thực hiện các dự án phát triển và tài chính quốc tế.
Kế toán viên: Kiến thức về tài chính và ngân hàng cũng là cơ sở tốt để bạn trở thành một kế toán viên. Bạn có thể làm việc trong các công ty, ngân hàng, hoặc tổ chức khác, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phân tích tài chính và báo cáo kế toán.
Ngoài ra bạn còn có thể ứng tuyển vào các vị trí khác như:
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
- Chuyên viên tài trợ thương mại;
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
- Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng
Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm việc ở đâu?
Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, HSC, VNDIRECT, v.v.
Các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước như: Techcombank, MBBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, v.v.
Những công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư: Ernst & Young, Deloitte, VPH, Manulife Progressive Fund, v.v
Cục thuế, quỹ tín dụng, hải quan, và đầu tư bất động sản.
Có thể trở thành giảng viên chuyên về ngành tài chính ngân hàng
Học ngành Tài chính ngân hàng yêu cầu những kỹ năng gì?
Để trở thành một Chuyên viên Tài chính thành công, ngoài những kỹ năng quan trọng cần có như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý thời gian… bạn cần sở hữu thêm một số yêu cầu khác nữa như:
- Khả năng tính toán nhanh nhạy và ưa thích những con số.
- Đức tính trung thực cực kỳ quan trọng đối với ngành này vì số liệu cần phải có sự khách quan và thực tế.
- Thận trọng, cẩn thận và chính xác tuyệt đối trong công việc vì chỉ cần phạm phải một sai sót dù rất nhỏ là bạn sẽ có thể phải gặp rắc rối lớn.
- Sử dụng máy tính thành thạo sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý yêu cầu của khách hàng.
- Thấu hiểu tâm lý khách hàng để có thể thuận lợi đàm phán và giao dịch hiệu quả với khách hàng.
- Tư duy nhanh nhạy, linh hoạt trong công việc.
- Có sức khỏe tốt và có thể làm việc trong môi trường áp lực cao.
- Có khả năng tự học ngoại ngữ tốt vì bạn cần phải học những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và thường xuyên phải tiếp xúc với người nước ngoài, do đó việc trau dồi cho bản thân vốn từ tiếng Anh là cực kỳ cần thiết.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được định hướng phù hợp với bản thân.