Học Truyền thông đa phương tiện có dễ xin việc không?

Học Truyền thông Đa phương tiện có dễ xin việc không và xu hướng phát triển

4.8/5 - (12 bình chọn)

Học Truyền thông Đa phương tiện có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm khi ngành nghề này trở nên như một “cơn bão” giữa thời đại công nghệ số với hàng triệu người theo học. Cùng Đại học quốc tế Bắc Hà khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Học Truyền thông Đa phương tiện có dễ xin việc không và xu hướng phát triển
Học Truyền thông Đa phương tiện có dễ xin việc không và xu hướng phát triển

5 lý do khiến Truyền thông Đa phương tiện trở thành ngành học yêu thích của giới trẻ

1.Ngành học hiện đại, hợp xu thế:

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kỹ thuật số đã kéo theo những bước tiến trong ngành Truyền thông nói chung và Truyền thông Đa phương tiện nói riêng. Có thể nhận thấy, sự phát triển này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng mở rộng, được nhiều người biết đến hơn và nắm giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

2. Sáng Tạo Không Giới Hạn:

Trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, sáng tạo là chìa khóa. Bạn sẽ tạo ra các tác phẩm đặc sắc trên nhiều phương tiện như video, mạng xã hội, và quảng cáo TV, để thu hút sự chú ý của khán giả và khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội thỏa sức sáng tạo và tạo dấu ấn riêng của bạn.

3. Công Việc Năng Động, Không Nhàm Chán:

Làm việc trong lĩnh vực này đồng nghĩa với việc bạn có tự do sáng tạo và thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tương tác với nhiều người và môi trường khác nhau giúp công việc của bạn luôn đầy sự mới mẻ và không bao giờ nhàm chán.

4. Không Gian Làm Việc Đa Dạng:

Trong ngành truyền thông đa phương tiện, bạn sẽ khám phá nhiều vị trí làm việc thú vị, từ biên tập viên, âm thanh, thiết kế đồ họa, đến phát triển website và xử lý hình ảnh với nhiều không gian đa dạng.Thông qua các kênh online, bạn có thể tìm kiếm công việc ở bất cứ đâu, thậm chí là các công ty nước ngoài nếu có đủ trình độ ngoại ngữ và năng lực chuyên môn. Điều này tạo ra sự đa dạng và sự phong phú trong sự nghiệp của bạn.

5. Nhu Cầu Việc Làm, cơ hội thăng tiến cao:

Ngành truyền thông đa phương tiện đang ngày càng trở nên quan trọng trong kinh doanh và quảng cáo. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực, đặc biệt là trong bối cảnh số hóa.Vì vậy sinh viên tốt nghiệp ra trường có kiến thức tốt sẽ nhanh chóng tìm được việc làm tại các công ty, đài truyền hình, cơ quan báo chí và nếu bạn có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm thực chiến dày dặn thì có thể thăng tiến rất nhanh trong lĩnh vực này.

Học truyền thông Đa phương tiện có dễ xin việc không?

Ngành Truyền thông Đa phương tiện đang làm nên những bước tiến vượt bậc bằng sự kết hợp độc đáo giữa lĩnh vực báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin. Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn mạnh mẽ của ngành này, với khả năng tạo ra những sản phẩm đa phương tiện độc đáo trong lĩnh vực quảng cáo, sản xuất phim truyện, và giải trí.

Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch COVID-19, nền kinh tế trên khắp thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành giải trí đa phương tiện đã chứng tỏ sự độc đáo và linh hoạt của mình bằng sự phát triển mạnh mẽ. Các nền tảng như Facebook, Youtube, Tiktok, và Zoom đã nhanh chóng thích nghi và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày và doanh nghiệp.

Trong ngành này, lĩnh vực truyền hình và quảng cáo đang nổi lên như “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư. Điều này không chỉ tạo cơ hội phát triển đáng kể mà còn đem lại mức lương hấp dẫn cho những người làm việc trong lĩnh vực này. Với sự màu mỡ và đa dạng của ngành Truyền thông Đa phương tiện, người học và làm việc trong lĩnh vực này đang có trước mắt một tương lai sáng sủa với nhiều cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Theo khảo sát tình hình việc làm của sinh viên cho thấy, hơn 90% sinh viên học các ngành liên quan đến truyền thông đa phương tiện tìm được việc làm phù hợp khi ra trường. Môi trường làm việc cả tư nhân, nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh với nước ngoài.Tỷ lệ sinh viên có khả năng tự tạo việc làm khoảng 5%. Do nhu cầu ngành này rất lớn nên hầu như sinh viên đều có thể vừa học, vừa nhận các công việc tự do để thêm kinh nghiệm và tăng thu nhập.

Cơ hội việc làm và Xu hướng phát triển của ngành Truyền thông Đa phương tiện

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:

  • Chuyên viên, chuyên gia làm việc về marketing, truyền thông trong các tổ chức, công ty.
  • Chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.
  • Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý các group, page, các kênh truyền thông xã hội.
  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản).
  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
  • Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.

Mức lương Ngành Truyền thông Đa phương tiện

Được đánh giá thuộc top ngành nghề “hái ra tiền”, mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện luôn nằm trong top đầu.

Tùy thuộc vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 8-20 triệu đồng.

  • Mức lương vị trí thiết kế đồ họa sinh viên sẽ được hưởng mức lương trung bình là 8-13 triệu/ tháng và cao nhất là 20 triệu/ tháng
  • Nhân viên truyền thông sự kiện kinh nghiệm từ 1 năm, có kỹ năng tiếp xúc, đàm phán có mức lương từ 8-12 triệu/ tháng.
  • Biên tập viên có mức lương từ 7-13 triệu/ tháng và có thể cao hơn tùy vào mức độ công việc
  • Nhân viên truyền thông nội bộ có mức lương 7-10 triệu/ tháng
  • Nhân viên thiết kế website sẽ có mức lương 8-10 triệu/ tháng với bạn mới ra trường và mức lương cao nhất ở vị trí này từ 20-25 triệu/ tháng
  • Chuyên viên quảng cáo sẽ được trả mức lương 7-12 triệu/ tháng, mức lương cao nhất có thể nhận được là 30 triệu/ tháng
  • Giảng viên ngành truyền thông đa phương tiện sẽ được hưởng mức lương theo bậc của nhà trường nơi làm việc

>>> Tìm hiểu thêm về ngành truyền thông đa phương tiện tại đây

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media