Mã ngành Tài chính ngân hàng cập nhật mới nhất

Mã ngành Tài chính ngân hàng cập nhật mới nhất 2024

5/5 - (32 bình chọn)

Thông tin về mã ngành là một trong những thông tin quan trọng, thí sinh cần biết chính xác để điền vào hồ sơ xét tuyển. Trong bài viết dưới đây, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà cung cấp thông tin chính xác về mã ngành Tài chính ngân hàng được cập nhất mới nhất theo quy định. Các bạn thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng hãy theo dõi bài viết này nhé.

Mã ngành Tài chính ngân hàng
Mã ngành Tài chính ngân hàng

1. Mã ngành Tài chính ngân hàng

Theo thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. và thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và xã hội: Ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ đại học, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, quy định  mã ngành các hệ lần lượt là:

  • Mã ngành Tài chính ngân hàng hệ đào tạo Đại học: 7340201
  • Mã ngành Tài chính ngân hàng hệ đào tạo Cao đẳng: 6340201
  • Mã ngành Tài chính ngân hàng hệ Trung cấp: 5340201

Xem thêm: Ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào? Tổ hợp và điểm chuẩn? 

2. Các tổ hợp môn xét tuyển phổ biến

Ngành Tài chính Ngân hàng xét tuyển qua các tổ hợp môn đa dạng để sinh viên có nhiều lựa chọn phù hợp với sở trường của mình. Các tổ hợp môn bao gồm:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • C00: Văn, Sử, Địa

Lựa chọn khối thi phù hợp giúp các bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng, đồng thời tận dụng tối đa năng lực của mình.

3. Các chuyên ngành phổ biến của Tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính Ngân hàng là lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính, phân tích thị trường, các hoạt động đầu tư, và dịch vụ ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, và các kỹ năng phân tích tài chính chuyên sâu.

Ngành Tài chính Ngân hàng thường có các chuyên ngành phổ biến như:

  • Quản lý Tài chính công: Đào tạo kiến thức quản lý tài chính công, thu-chi ngân sách và chính sách tài chính ở các đơn vị nhà nước. Sinh viên có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính công và quản lý ngân sách hiệu quả, công bằng.
  • Thuế: Trang bị kiến thức chuyên sâu về hệ thống thuế, quy trình lập hồ sơ, kê khai và quản lý thuế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm kế toán thuế, tư vấn thuế, quản lý thuế tại các doanh nghiệp và cơ quan thuế.
  • Tài chính quốc tế: Đào tạo về tài chính quốc tế, bao gồm kinh doanh ngoại tệ, thương mại và đầu tư quốc tế. Sinh viên có khả năng quản lý tài chính tại doanh nghiệp đa quốc gia, ngân hàng và các tổ chức quốc tế.
  • Tài chính doanh nghiệp: Cung cấp kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, phân tích tài chính. Sinh viên có thể làm việc về tài chính doanh nghiệp, kế toán, tín dụng và kiểm soát nội bộ.
  • Tài chính Bảo hiểm: Đào tạo kiến thức về bảo hiểm, quản lý hợp đồng, định phí, và đầu tư tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm.
  • Ngân hàng: Cung cấp kiến thức về quản trị tín dụng, quản trị vốn và nghiệp vụ ngân hàng. Sinh viên có thể đảm nhận các vai trò như kế toán ngân hàng, tín dụng, dịch vụ tài chính.
  • Hải quan: Đào tạo về thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, am hiểu quy trình quản lý nhà nước về hải quan. Sinh viên tốt nghiệp làm việc trong cơ quan quản lý hải quan hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
  • Định giá Tài sản: Cung cấp kiến thức về định giá doanh nghiệp, bất động sản và tài sản thế chấp. Sinh viên có thể làm trong các tổ chức thẩm định giá, công ty bất động sản, ngân hàng.
  • Phân tích chính sách tài chính: Đào tạo về phân tích và dự báo chính sách tài chính, xây dựng chiến lược tài chính. Sinh viên làm việc tại các cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
  • Đầu tư tài chính: Cung cấp kiến thức về thị trường tài chính, phân tích rủi ro và đầu tư. Sinh viên có thể quản lý danh mục đầu tư, làm tại công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, và ngân hàng.

Sinh viên theo học ngành này sẽ có kiến thức vững vàng về tài chính, có khả năng thích ứng với thị trường và nắm bắt nhanh các biến động kinh tế. Cơ hội làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng đa dạng với mức thu nhập hấp dẫn, giúp các bạn phát triển sự nghiệp lâu dài và ổn định.

4. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tài chính Ngân hàng

Ngành Tài chính Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời đại số hóa hiện nay. Các vị trí liên quan đến công nghệ tài chính (Fintech) đang mở ra nhiều cơ hội mới cho sinh viên, giúp ngành này tiếp tục là ngành có nhu cầu cao và thu hút nhiều nhà tuyển dụng. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, bao gồm:

  • Chuyên viên tài chính: Làm việc tại các công ty, tổ chức tài chính, phụ trách kế hoạch tài chính và phân tích.
  • Chuyên viên phân tích đầu tư: Đánh giá, phân tích và đề xuất chiến lược đầu tư.
  • Nhân viên ngân hàng: Phụ trách các nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, giao dịch, tư vấn khách hàng.
  • Kiểm toán viên: Kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Quản lý quỹ: Điều hành và quản lý danh mục đầu tư của quỹ đầu tư hoặc công ty chứng khoán.

Ngành Tài chính Ngân hàng không chỉ là lựa chọn hợp lý cho các bạn yêu thích kinh tế mà còn mở ra cơ hội việc làm rộng lớn với thu nhập cao. Nếu bạn đang cân nhắc chọn ngành học cho tương lai, hãy tự tin theo đuổi ngành Tài chính Ngân hàng để gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này.

Trên đây là thông tin về ngành Tài chính Ngân hàng. Hy vọng với bài viết trên Đại học Quốc tế Bắc Hà đã giúp bạn có thêm thông tin về ngành học để sớm đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với nhà trường để được tư vấn cụ thể nhé.

>> Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media