Bật mí: Mức lương ngành Kế toán có thực hấp dẫn?
Lương ngành Kế toán có cao không? Mức lương cho từng vị trí công việc như thế nào? Điều gì ảnh hưởng đến mức lương của ngành này? Đại học Quốc tế Bắc Hà đã tổng hợp mức lương ngành Kế toán hiện nay cho bạn tham khảo.
Mục lục
Là một ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhưng ngành kế toán không được biết đến với tính xu hướng hay sáng tạo mà là vì sự ổn định, nhu cầu tuyển dụng lớn và mức lương vô cùng hấp dẫn. Vì thế mà dù đã có từ rất lâu nhưng Kế toán vẫn luôn nằm trong TOP những ngành HOT tại các cơ sở đào tạo. Vậy mức lương của ngành Kế toán cho từng vị trí công việc như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1.Triển vọng phát triển ngành Kế toán hiện nay
Ngành Kế toán không chỉ là những con số lạnh lùng trên bảng cân đối, mà còn là động lực mạnh mẽ đẩy đưa kinh tế và doanh nghiệp phát triển. Tiềm năng rộng lớn của ngành này không chỉ xuất phát từ sự cần thiết, mà còn từ khả năng đáp ứng và điều chỉnh linh hoạt trước những thách thức ngày càng đa dạng của thế giới kinh doanh hiện đại.
Từ những doanh nghiệp mới nổi, nơi mà kế toán không chỉ là một theo dõi con số mà còn là người hướng dẫn chiến lược tài chính, đến những tập đoàn lớn, nơi mà sự chuyên sâu và kiến thức vững về kế toán là cột mốc quyết định cho sự thành công, ngành Kế toán không ngừng chứng minh sự quan trọng và không thể thay thế của mình. Đồng hành cùng sự toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế, ngành Kế toán không chỉ là nơi cung ứng việc làm mà còn là hành trình tìm kiếm những giá trị mới, những kiến thức tiên tiến và sự sáng tạo trong việc quản lý nguồn lực tài chính.
Theo dự đoán của Cục Thống kê Lao động thì từ năm 2010 – 2020, ngành kế toán sẽ có mức tăng trưởng là 15,7%. Con số này cho thấy mức tăng trưởng của kế toán cao hơn trung bình của hầu hết các ngành nghề khác và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, triển vọng phát triển của ngành nghề kế toán trong tương lai là vô cùng rộng mở với nhiều vị trí và cơ hội việc làm vô cùng đa dạng, bạn sẽ không bao giờ phải lo học Kế toán sẽ thất nghiệp đâu nhé!
Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành Kế toán
2. Mức lương từng vị trí việc làm ngành Kế toán
2.1. Mức lương kế toán cho sinh viên mới ra trường:
Trong 2 năm đầu, bạn sẽ làm việc ở vị trí thực sinh và nhân viên chính thức với mức lương sẽ không cao nhưng đây sẽ là thời gian thích hợp cho bạn học hỏi và đúc kết kinh nghiệm.
Hiện nay, mức lương kế toán mới ra trường đã cao hơn khá nhiều so với ngày trước. Sinh viên mới ra trường ngành kế toán có thể nhận mức lương kế toán mới ra trường từ 4 triệu – 8,4 triệu đồng. Nếu bạn có thế mạnh là ngoại ngữ hoặc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn mức lương này có thể cao hơn.
2.2. Mức lương của kế toán có kinh nghiệm:
Kế toán đi làm từ 2 năm kinh nghiệm thu nhập sẽ cao hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn công việc. Trung bình lương của kế toán có kinh nghiệm giao động từ 9.000.000 vnđ -13.000.000 vnđ. Mức thu nhập này phụ thuộc vào những nghiệp vụ kế toán sẽ được thương lượng mức lương tương xứng.
2.3. Mức lương kế toán giỏi, nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ tốt:
Với các kế toán cao cấp giỏi, có bề dày kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc doanh nghiệp hoặc các chứng chỉ quốc tế như ACCA thì thu nhập cao “ngất ngưởng” và thường xuyên được các công ty săn đầu người “chăm sóc”. Luôn có rất nhiều công ty sẵn sàng trải thảm đỏ mời họ về để quản lý “túi tiền” cho mình. Hiện nay, nhà nước không quy định mức lương tối đa cho kế toán, vì vậy điều này sẽ phụ thuộc vào năng lực, vị trí của từng người và chế độ đãi ngộ của công ty:
- Kế toán trưởng: 16,7 – 23,6 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên tới gần 70 triệu/tháng.
- Kế toán tổng hợp: 9,1 – 12,6 triệu đồng/tháng, cao nhất 30 triệu/tháng.
- Kế toán nội bộ: 6,1 – 8,3 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/tháng.
- Kế toán thuế: 9 – 12,5 triệu đồng/tháng, cao nhất là 30 triệu/tháng.
- Kế toán bán hàng: 5,9 – 8,3 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/tháng.
- Kế toán kiểm kê: 6 – 9 triệu đồng/tháng, cao nhất là 20 triệu/tháng.
- Kế toán ngân hàng: 9 – 11 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/tháng
Xem thêm: Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp
2.4. Đối với mức lương của công chức kế toán nhà nước:
Mức thu nhập của công chức kế toán được tính theo quy định của Nhà nước về mức thu nhập cho công chức, viên chức nhà nước và được xếp theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ. Với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/ tháng thì mức thu nhập của kế toán công được tính như sau:
- Trường hợp kế toán viên cao cấp, mã ngạch 06.029 (tương đương với công chức loại A3, nhóm A3.2): Hệ số lương thấp nhất là 5.75 (tương ứng với mức thu nhập 8.567.500 đồng/ tháng) và cao nhất là 7.55 (tương đương với 11.249.500 đồng/ tháng).
- Trường hợp kế toán viên chính, mã ngạch 06.030 (tương đương với công chức loại A2, nhóm A2.2): Hệ số lương thấp nhất là 4.00 (tương ứng với mức thu nhập 5.960.000 đồng/ tháng) và cao nhất là 6.38 (tương đương với 9.506.200 đồng/ tháng).
- Trường hợp kế toán viên, mã ngạch 06.031 (tương đương với công chức loại A1): Hệ số lương thấp nhất là 2.34 (tương ứng với mức thu nhập 3.486.600 đồng/ tháng) và cao nhất là 4.98 (tương đương với 7.420.200 đồng/ tháng).
Trường hợp kế toán viên trung cấp, mã ngạch 06.032 (tương đương với công chức loại A0): Hệ số lương thấp nhất là 2.1 (tương ứng với mức thu nhập 3.129.000 đồng/ tháng) và cao nhất là 4.89 (tương đương với 7.286.100 đồng/ tháng).
Xem thêm: Chuyên ngành Kế toán Công
3. Yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành Kế toán
3.1. Kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ:
Mọi ngành nghề đều biết rằng năng lực và kinh nghiệm là những yếu tố quyết định đến thu nhập. Kế toán không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi yêu cầu sự thành thạo trong kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để hoàn thành công việc tốt nhất. Mức lương khi mới bắt đầu có thể thấp, nhưng chỉ cần bạn tích lũy kinh nghiệm trong khoảng một đến hai năm, cuộc sống tài chính của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn, chẳng kém gì việc bạn “làm đẹp” cho sổ sách tài chính.
Khi bạn thể hiện năng lực và có nhiều kinh nghiệm, cánh cửa thăng tiến mở ra, dẫn đến những vị trí cao cấp như kế toán trưởng. Một bước tiến này không chỉ mang lại địa vị mới mẻ mà còn đi kèm với thu nhập khá hơn.
3.2. Quy mô doanh nghiệp và tình hình tài chính:
Chính sách đãi ngộ tại nơi làm việc cũng ảnh hưởng nhiều tới mức lương của bạn. Thông thường, đối với những doanh nghiệp nước ngoài, mức lương thường sẽ nhỉnh hơn so với khi bạn làm việc cho những doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, khi làm việc ở những doanh nghiệp lớn thì vị trí kế toán cũng được đãi ngộ tốt hơn những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp start-up.
3.3. Địa điểm công tác:
Sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng sẽ liên quan và có sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến mức lương của bạn. Các thành phố và đô thị lớn thường đi kèm với mức sống cao và, tất nhiên, mức lương của bạn cũng sẽ tăng theo. Đây không chỉ là vấn đề thu nhập, mà là một cơ hội để sự phát triển cá nhân và chuyên môn của bạn được thăng tiến.
Trên đây là những phân tích chi tiết về mức lương ngành kế toán do Đại học Quốc tế Bắc Hà đưa ra giúp các bạn dễ dàng có định hướng ngành nghề trong tương lai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về ngành họp đừng ngại liên hệ với Nhà trường để được tư vấn cụ thể nhé.