Mức lương trung bình ngành Quản trị kinh doanh 2024 thế nào?
Mức lương trung bình ngành Quản trị kinh doanh có cao không? Mức lương cho từng vị trí công việc như thế nào? Điều gì ảnh hưởng đến mức lương của ngành này? Đại học Quốc tế Bắc Hà đã tổng hợp mức lương Quản trị kinh doanh hiện nay cho bạn tham khảo.
Mục lục
Quản trị kinh doanh là ngành nghề không còn quá xa lạ gì với đa số chúng ta khi nền kinh tế Việt Nam nay ngày một phát triển thì nhu cầu việc làm cho vị trí Quản trị kinh doanh tăng cao và không khó thi để tìm một công ty hay doanh nghiệp tuyển nhân viên ở vị trí đó. Một trong những sức hút khiến nhiều bạn trẻ đam mê theo đuổi ngành học này là triển vọng nghề nghiệp lớn và mức lương vô cùng hậu hĩnh. Vậy mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh như thế nào?
Triển vọng phát triển của ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ là một chuỗi các quy trình và chiến lược kinh doanh, mà còn là trái tim động lực đưa doanh nghiệp tiến về phía sự thành công và bền vững. Sự linh hoạt và tính ứng dụng của ngành này giúp nó không chỉ đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp của thị trường, mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển trong thời đại kinh doanh đầy biến động.
Công việc của những người học quản trị kinh doanh trải dài từ xuất nhập khẩu, kinh doanh, marketing đến nhân sự, tài chính, kế toán, bảo hiểm. Nhu cầu của thị trường lao động với các vị trí này đã và đang không ngừng tăng lên. Đồng hành cùng với sự toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế, ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ là nơi cung cấp việc làm mà còn là hành trình tìm kiếm những giá trị mới, những kiến thức tiên tiến và sự sáng tạo trong việc quản lý nguồn lực kinh doanh.
Theo số liệu nghiên cứu, nhu cầu tuyển dụng đối với nhóm ngành kinh tế – kinh doanh có xu hướng gia tăng trở lại. Dự đoán từ năm 2020 – 2025 chỉ tại riêng TP. Hồ Chí Minh nguồn nhân lực cần đáp ứng cho ngành Quản trị kinh doanh năm 2024 sẽ rơi vào khoảng 270.000 vị trí. Từ năm 2024 đến 2030, ngành Quản trị Kinh doanh sẽ tiếp tục trải qua sự tăng trưởng đáng kể. Các minh chứng này là định hình rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của Quản trị Kinh doanh trong tương lai, mở ra hàng loạt cơ hội việc làm và vị trí công việc đa dạng, chứng tỏ rằng quyết định học ngành này không chỉ là sự lựa chọn an toàn mà còn là bước chân mạnh mẽ vào tương lai sáng tạo của sự nghiệp.
Mức lương trung bình ngành Quản trị kinh doanh hiện nay
Trong những năm gần đây, nhân viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội việc làm rất rộng khắp, cùng với đó là thu nhập hấp dẫn đến từ mức lương và các khoản thưởng doanh số, thưởng KPIs… Hiện tại, mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh dao động trong khoảng 4 triệu – 21 triệu đồng/tháng. Tại những vị trí cấp cao, hoặc trong môi trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, con số này còn cao hơn nhiều.
Mức lương theo kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc luôn được coi là yếu tố tiên quyết cho mức lương cơ bản của ngành quản trị kinh doanh. Sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh sẽ được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản để ra trường có việc làm. Bằng cấp tốt nhưng nếu không chuẩn bị những kinh nghiệm cần thiết cho mình thì bạn sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Khởi điểm của sinh viên mới ra trường có mức lương trung bình: Từ 6 đến triệu/tháng
- Kinh nghiệm 1-2 năm: Từ 7 – 10 triệu/tháng
- Kinh nghiệm 2 năm trở lên: Từ 10 đến 14 triệu/tháng hoặc cao hơn (15 – 20 triệu/tháng)
Theo vị trí công việc
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh theo vị trí công việc cũng có sự khác nhau đáng kể. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào người đó có chức vụ cao hay không, cấp bậc, hệ số lương của mỗi người. Người làm lâu năm có cấp bậc cao thì mức lương cũng khác nhau:
- Vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh: 15 – 20 triệu/tháng (có thể cao hơn tùy vào năng lực và trách nhiệm)
- Vị trí từ trưởng phòng trở lên: 10 – 15 triệu/tháng.
- Với vị trí nhân viên Marketing: 5 – 8 triệu ở Hà Nội; 6 – 10 triệu ở TP Hồ Chí Minh
- Với vị trí nhân viên kinh doanh: 5 – 10 triệu ở Hà Nội; 7 – 12 triệu ở TP Hồ Chí Minh.
- Với những nhân viên kỳ cựu, có doanh số tốt, thâm niên từ 7-10 năm kinh nghiệm, vị trí từ Trưởng phòng trở lên có thể hưởng thu nhập lên tới 80 triệu/tháng.
- Với giảng viên hoặc đào tạo quản trị kinh doanh có kinh nghiệm và thành tích giảng dạy tốt, mức lương có thể từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương có thể tăng lên tùy thuộc vào danh tiếng và uy tín của trường đại học hoặc cơ sở đào tạo, cũng như khả năng chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên.
Xem thêm: 6 chuyên ngành Quản trị kinh doanh HOT nhất 2024
Yếu tổ ảnh hưởng đến lương ngành Quản trị kinh doanh
Mức lương trong ngành Quản trị Kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực khác đều phụ thuộc vào nhiều các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến thu nhập và tiến triển sự nghiệp của cá nhân. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:
Kinh Nghiệm Chuyên Môn và Nghiệp Vụ:
Không khác gì các ngành khác, sự thành thạo trong kỹ năng và kinh nghiệm thực tế là yếu tố quyết định đến mức lương. Khi có kinh nghiệm và năng lực, cánh cửa thăng tiến mở ra, mang lại thu nhập khá cao.
Quy Mô Doanh Nghiệp và Tình Hình Tài Chính:
Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức lương, và thường những doanh nghiệp lớn có xu hướng trả lương cao hơn so với doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, mức lương cũng có thể cao hơn so với doanh nghiệp trong nước.
Địa Điểm Công Tác:
Nơi bạn làm việc cũng đóng vai trò quan trọng. Các đô thị lớn thường đi kèm với mức sống cao, và do đó, mức lương của bạn có thể được điều chỉnh tăng phù hợp. Ngoài ra, địa điểm công tác cũng tác động đến cơ hội phát triển cá nhân và chuyên môn.
Tình Hình Kinh Tế và Xã Hội:
Tình hình kinh tế tổng thể cũng có ảnh hưởng đáng kể đến mức lương. Trong những thời kỳ kinh tế phát triển, doanh nghiệp thường có khả năng trả lương cao hơn do có nhiều nguồn thu nhập hơn. Ngược lại, trong thời kỳ khó khăn, mức lương có thể bị ảnh hưởng giảm đi.
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học “xương sống” và tiềm năng được rất nhiều sinh viên theo học tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Trường có đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghề giảng dạy; chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm trong ngành. Chương trình đào tạo tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết; cập nhật với thị trường kinh doanh hiện nay; chú trọng thực hành và trải nghiệm thực tế để sinh viên tiếp cận sớm và thành công trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Đồng thời; nhấn mạnh vào các giá trị nhân văn; tạo điều kiện để sinh viên phát triển tốt nhất.