Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng là gì? Có nên học không?
Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng là gì? Được học những gì? Cơ hội và tiềm năng phát triển như thế nào? Cùng BIU tìm hiểu “tất tần tật” về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ việc chiếu sáng nhà cửa, nấu ăn, sưởi ấm, đến việc sử dụng các thiết bị gia dụng. Từ những nhà máy sản xuất lớn đến các công trình xây dựng, điện là trái tim đưa năng lượng đến mọi góc cạnh của xã hội – tất cả đều phụ thuộc vào sự hiện diện của điện. Ngành này không chỉ giúp chúng ta có một cuộc sống tiện lợi và thoải mái hơn mà còn là động lực đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và công nghiệp. Vậy Điện công nghiệp và dân dụng là gì? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn
1. Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng là gì?
Ngành Điện công nghiệp và dân dụng là ngành mà trong đó các kỹ sư điện, các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản những Kỹ thuật sửa chữa điện, họ được truyền đạt về những kiến thức và kỹ năng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho những kỹ sư và chuyên gia trong quá trình thiết kế, thi công hệ thống mạng lưới điện được sử dụng trong công nghiệp, các tòa nhà và những nơi có sử dụng năng lượng điện.
2. Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng được học những gì?
Sinh viên theo học ngành điện công nghiệp, điện dân dụng sẽ được đào tạo nhiều kiến thức cơ bản và nâng cao, được hướng dẫn thực hành thành thục. Các bạn sinh viên sẽ được trang bị kỹ càng về những nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp và dân dụng và rất nhiều kiến thức khác.Ngoài những kiến thức cơ bản của ngành điện dân dụng, điện công nghiệp thì các sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo về các lĩnh vực khác như máy điện, khí cụ điện, đo lường điện, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện. Cùng với đó là những kỹ năng cần thiết để làm nghề, triển khai và thi công hệ thống mạng động lực, hệ thống chiếu sáng dân dụng – công nghiệp, hệ thống chống sét và an ninh tòa nhà.
3. Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng
Dựa vào thống kê hàng năm về nhu cầu nguồn nhân lực, ngành Điện công nghiệp và Điện dân dụng đang nằm trong top có nhu cầu nhân lực cao tại Việt Nam. Thiếu hụt nguồn nhân lực là một thách thức đối với ngành này, và sự ổn định của các lĩnh vực khác phụ thuộc nhiều vào sự duy trì và phát triển của ngành điện. Sinh viên học ngành này sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động đang đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường với kỹ năng và kinh nghiệm được đào tạo trên ghế nhà trường có thể đảm nhiệm làm việc tại các vị trí sau:
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện cho các công trình nhà ở dân dụng;
- Lắp đặt hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Vận hành những hệ thống điều tốc tự động;
- Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
- Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống.
4. Mức lương của ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng
Mức lương ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng cũng khá cao so với mặt bằng chung. Với những người mới ra trường mức lương dao động từ 5 – 7 triệu/tháng, nhưng chỉ sau một năm mức lương có thể lên đến 7 – 10 triệu/tháng. Còn nếu bạn có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 – 20 triệu là bình thường.
Ngoài việc lựa chọn cho mình ngành học phù hợp thì một ngôi trường chất lượng chính là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công. Chúc các bạn sớm tìm được con đường phù hợp với bản thân.
>>Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.