Ngành kế toán nên học đại học hay cao đẳng
Bạn đã xác định được mục tiêu sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán. Nhưng vẫn băn khoăn: Ngành kế toán nên học đại học hay cao đẳng? Hai chương trình này có gì khác nhau? Bài viết này, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về chương trình học kế toán ở bậc đại học và cao đẳng.
Mục lục
1. Điểm khác biệt ngành kế toán ở đại học và cao đẳng
Trước khi đưa ra quyết định, hãy cùng xem xét sự khác biệt chính giữa học kế toán ở trình độ đại học và học kế toán trường cao đẳng.
1.1 Ngành kế toán bậc đại học
- Thời gian đào tạo: Chương trình đào tạo kế toán ở trình độ đại học thường kéo dài từ 3 đến 4 năm, tùy vào trường và năng lực học của bạn. Đây cũng là quãng thời gian cho phép bạn lĩnh hội được kiến thức căn bản và nghiên cứu chuyên sâu về kế toán
- Chi phí: Chi phí học đại học thường sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, nhiều đại học cung cấp các cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
- Chương trình đào tạo và mức độ chuyên sâu: Học kế toán tại trường đại học cho phép bạn theo đuổi các lĩnh vực chuyên môn cụ thể và nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh phức tạp của kế toán. Điều này giúp bạn có cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp
1.2 Ngành kế toán bậc cao đẳng
- Thời gian đào tạo: Các chương trình cao đẳng thường ngắn hơn bậc đại học, thời gian học từ 2 đến 3 năm. Chương trình tập trung vào kiến thức cơ bản để chuẩn bị bạn cho công việc kế toán cơ bản, nhanh chóng.
- Chi phí: Học cao đẳng thường tốn ít tiền hơn bởi thời gian học ngắn, lượng kiến thức nhẹ nhàng hơn.
- Chương trình đào tạo và mức độ chuyên sâu: Các chương trình cao đẳng kế toán cung cấp thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các vị trí kế toán cơ bản, chẳng hạn như kế toán viên, kế toán thuế, hoặc kế toán quản lý.
2. Ngành kế toán nên chọn đại học hay cao đẳng?
Những điểm khác biệt trên chắc hẳn phần nào đã giúp bạn định hình về chương trình kế toán bậc đại học và cao đẳng. Quyết định việc học kế toán ở trình độ đại học hay cao đẳng là một quyết định quan trọng. Nó phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn. Từ những điểm khác biệt trên, hãy xem xem đối chiếu các yếu tố sau để đưa ra lựa chọn:
- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn muốn trở thành một chuyên gia kế toán với kiến thức chuyên sâu hay bạn muốn nhanh chóng bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này?
- Tài chính: Xem xét khả năng kinh tế của gia đình bạn đủ chi trả cho bậc học nào?
- Thời gian: Bạn muốn nhanh chóng làm việc hay muốn học sâu hơn và tiến xa hơn.
- Công việc yêu thích cụ thể: Nếu bạn yêu thích vị trí kế toán cụ thể nào đó, hãy xem xét vị trí đấy có yêu cầu bằng cấp như thế nào?
Xem thêm:
Ngành kế toán học những gì? Chương trình học có khó không?
Xu hướng phát triển ngành kế toán trong tương lai: cơ hội hay thách thức