Ngành quản trị logistic là gì? Ai phù hợp để học ngành này?
Bạn đang tìm hiểu ngành nghề cho con đường sự nghiệp của mình. Nhưng còn băn khoăn “Ngành quản trị logistic là gì?” Liệu có nên theo học trong bối cảnh kinh tế hiện này không? Và liệu bản thân có phù hợp với con đường này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để có cái nhìn tổng quan về con đường phát triển trong lĩnh vực logistic và chọn được ngành phù hợp cho bản thân.
Mục lục
1. Ngành quản trị logistic là gì?
Quản trị logistics là một khía cạnh trong quy trình chuỗi cung ứng. Hoạt động này bao gồm các công việc lên kế hoạch, thực thi, kiểm tra, giám sát sự di chuyển và lưu trữ, xuất kho các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả.
Logistics đóng vai trò quan trọng như một dây chuyền liên kết, tạo nên một mạng lưới phức tạp của các hoạt động và bên liên quan. Được hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau, hệ thống này giúp duy trì và nâng cao vòng đời của sản phẩm, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoạt động của quản trị logistic là tối ưu quá trình đưa hàng hóa đến tay khách hàng, bao gồm các nhiệm vụ:
- Vận chuyển và giao hàng:
Logistics đảm nhận vai trò quan trọng trong việc quyết định cách hàng hóa được chuyển động từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ. Điều này bao gồm lựa chọn phương tiện vận chuyển, định tuyến, và quản lý kho.
- Xử lý đặt hàng và đóng gói:
Logistics quản lý quá trình đặt hàng, xử lý đóng gói, và chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển. Việc này đảm bảo rằng sản phẩm được bảo quản và chuyển đến mục tiêu một cách an toàn và hiệu quả.
- Quản lý kho:
Logistics đảm nhận vai trò trong việc quản lý kho, đảm bảo sự sẵn sàng và linh hoạt trong chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm việc theo dõi tồn kho, quản lý đơn hàng, và tối ưu hóa không gian lưu trữ.
- Hệ thống thông tin và công nghệ:
Sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Nhằm kết nối các hoạt động trong logistic và chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng.
2. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực quản trị logistic
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ngành quản trị logistic là gì? Tiềm năng phát triển trong nghề ra sao? Liệu lĩnh vực này có dễ kiếm việc làm không?
Thực tế, quản trị logistic là một lĩnh vực được đánh giá cao với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Không chỉ môi trường làm việc đa dạng mà còn mang lại thu nhập cao. Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, thì cơ hội tìm việc làm và phát triển càng dễ dàng hơn. Bạn có thể làm việc tại các tập đoàn trong nước hoặc đa quốc gia, các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu, đi công tác nhiều nước, với mức lương hậu hĩnh.
Cụ thể sinh viên ngành quản trị logistic có thể theo đuổi các vị trí như:
- Chuyên viên quản lý hệ thống vận tải: đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa trơn tru, chính xác
- Chuyên viên quản lý hoạt động kho bãi: đảm bảo sự sẵn sàng và linh hoạt của hàng hóa
- Chuyên quản lý chuỗi cung ứng: đảm nhận hoạt động điều phối các bước trong chuỗi cung ứng để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả
- Chuyên viên hải quan: phụ trách công việc đảm bảo sự thông suốt trong nhập khẩu và xuất khẩu
- Cơ hội thăng tiến thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, quản trị dự án, quản trị thông tin trên chuỗi
- Giám đốc điều hành, giám đốc sản xuất tại các công ty, tập đoàn lớn nếu bạn có đủ chuyên môn kinh nghiệm.
3. Ai phù hợp để học ngành quản trị logistic?
Logistic là một ngành phát triển với nhu cầu cao. Nhưng để xem liệu bạn có thật sự phù hợp với ngành không, có thể xem xét các tiêu chí sau:
- Có tính tổ chức vá sắp xếp
Một trong những yếu tố rất quan trọng khi học ngành logistic là phải biết quản lý thời gian, phân bổ công việc hiệu quả. Yếu tố này sẽ là khả năng mạnh của bạn để tổ chức công việc tốt hơn, quản lý thông tin chi tiết đảm bảo quá trình được vận hành trôi chảy.
- Nhanh nhẹn, thích đối mặt với thách thức
Những người thích đối mặt với thách thức và tìm kiếm giải pháp hiệu quả rất phù hợp trong lĩnh vực logistic. Bởi công việc này yêu cầu bạn thích nghi nhanh chóng và có khả năng giải quyết những vấn đề đột xuất.
- Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Việc có khả năng trình bày vấn đề rõ ràng, chặt chẽ giúp bạn đàm phán, giao dịch với đối tác, khách hàng được thuận lợi góp phần không lớn vào việc phát triển hay hỗ trợ doanh nghiệp công ty.
- Tinh thần chịu áp lực tốt
- Phải tương tác, làm việc với nhiều người và giờ giấc linh hoạt trong công việc, đặc biệt những mùa cao điểm sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều áp lực. Với tinh thần mạnh mẽ sẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn và gắn bó hơn với công việc.
Trên đây là những điểm để bạn có thể đánh giá bản thân có nên chọn ngành logistic hay không. Tuy nhiên đây chỉ là những yếu tố giúp bạn có khả năng phát triển nhanh với nghề hơn. Ngoài ra, việc theo đuổi lĩnh vực nào đó còn phụ thuộc nhiều vào đam mê và sở thích của bản thân.
Xem thêm: Học ngành Logistics ở đâu? Top 10 trường đào tạo ở Hà Nội
Hy vọng qua bài viết tổng quan về ngành quản trị logistic do Đại học Quốc tế Bắc Hà biên soạn đã giúp bạn nắm bắt được tổng quan về lĩnh vực này và phần nào quyết định ngành nghề mà mình nên theo đuổi.