Ngành Thương mại điện tử – Sức nóng chưa bao giờ hạ nhiệt
Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn vừa được công bố, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trong bối cảnh phát triển vượt bậc sau đại dịch COVID-19.
Mục lục
Trong những năm gần đây, những “ông lớn” TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo ngày càng khẳng định tên tuổi của mình tại thị trường Thương mại điện tử và giúp cho Thương mại điện tử của Việt Nam bùng nổ ngay cả khi nền kinh tế bị lung lay trong đại dịch. Cũng chính vì lý do đó mà ngành Thương mại điện tử dù vừa mới được thành lập tại Việt Nam đã trở thành ngành học tiềm năng được các bạn học sinh và các bậc phụ huynh săn đón trong 5 năm gần đây.
Cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà giải mã lý do tại sao ngành Thương mại điện tử lại có sức nóng đến vậy nhé!
Ngành Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là ngành học được cấu thành từ 2 yếu tố “thương mại” và “điện tử”. Hiểu nôm na, thương mại điện tử là hoạt động mua sắm, giao dịch sản phẩm, dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Mua sắm trên Facebook; đặt hàng trên Shopee, Tiki; đặt vé xem phim thông qua điện thoại có kết nối Internet, …. được coi là hoạt động TMĐT.
Tại sao ngành Thương mại điện tử có sức hút trong thời đại kinh tế số?
Thực trạng của ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam
Thị trường TMĐT Việt Nam được đánh giá về mức độ hấp dẫn đứng thứ 6 trên thế giới, trong khu vực chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Các chuyên gia dự đoán rằng trong vòng 5-7 năm tới, tốc độ tăng trưởng ngành này sẽ từ 10 đến 20 lần. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam như hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực đang trở nên vô cùng cấp bách.
Tuy nhiên ngành học này mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực của thị trường. Tại khu vực miền Bắc mới chỉ số ít trường đào tạo ĐH, CĐ đào tạo chuyên sâu về ngành TMĐT như: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc tế Bắc Hà, Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, Cao đẳng Bách Khoa, ….
Cơ hội việc làm rộng mở
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường có thể làm việc ở phòng Kinh doanh, phòng Marketing bộ phận Kinh doanh điện tử, Marketing điện tử (Online Marketing, Digital Marketing) trong hàng nghìn doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ hiện nay như: ngân hàng, công ty tài chính, công ty du lịch, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bán lẻ, … tại các vị trí:
- Quản trị website Thương mại điện tử
- Truyền thông quảng cáo trực tuyến
- Quản lý khách hàng online
- Chuyên viên seo website, chuyên viên quảng cáo google, facebook…
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống kinh doanh điện tử
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường trực tuyến (tìm kiếm thị trường, khách hàng qua Internet).
Thu nhập ổn định, được đánh giá cao hơn so với các ngành nghề khác
Tại Việt Nam, lương khởi điểm trong ngành thương mại điện tử là từ 5 – 7 triệu, ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với đa số các ngành nghề khác. Khi đã có kinh nghiệm, thông thường một nhân viên/chuyên viên thương mại điện tử nhận khoảng 7 – 10 triệu (2 – 3 năm kinh nghiệm). Trên 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ có mức lương từ 12 – 15 triệu. Một số vị trí khác như trợ lý thương mại điện tử (5 – 7 triệu/tháng), trưởng phòng thương mại điện tử (12 – 20 triệu/tháng).
Thương mại điện tử chắc chắn sẽ HOT hơn nữa khi Việt Nam đang tiến tới chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế. Nếu bạn là người thích kinh doanh, đam mê công nghệ nhất định không thể bỏ qua ngành học đầy tiềm năng này. Hy vọng những thông tin về ngành TMĐT sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh trong kỳ tuyển sinh năm 2022.