Quản trị Marketing là gì? Vai trò trong doanh nghiệp hiện đại

Quản trị Marketing là gì? Vai trò của Quản trị Marketing trong doanh nghiệp?

5/5 - (24 bình chọn)

Quản trị Marketing là gì? Có vai trò như thế nào?. Hiện nay, kinh doanh trên thị trường vô cùng khốc liệt, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, chính sách thương mại mới,…Các doanh nghiệp đang bước vào cuộc chạy đua không ngừng nghỉ và quản trị marketing giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm của quản trị marketing trong doanh nghiệp.

1. Quản trị Marketing là gì? Ngành quản trị marketing là gì?

Vậy quản trị Marketing là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản trị marketing trong doanh nghiệp? Đừng bỏ qua những thông tin sau.

1.1. Khái niệm quản trị marketing

Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp.

-Theo Philip Kotler –

1.2. Hoạt động quản trị marketing

Quá trình hoạt động marketing ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng trải qua các bước sau:

  1. Phân tích môi trường và cơ hội Marketing
  2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
  3. Thiết lập chiến lược và kế hoạch
  4. Hoạch định các chương trình marketing
  5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động
Quản Trị Marketing Là Gì? (1)
Quản Trị Marketing Là Gì? (1)

2. Chức năng của quản trị marketing | Vai trò quản trị marketing trong doanh nghiệp

Chức năng của quản trị marketing hiện nay là:

  • Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu mà khách hàng cần được đáp ứng.
  • Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Đưa ra chiến dịch quảng cáo, tiếp thị hiệu quả. Giúp khách hàng biết tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông.
  • Đánh giá được đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc cuối cùng của quản trị marketing căn bản là đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao.

3. Quản trị marketing căn bản là gì?

Quản trị marketing căn bản là quá trình tạo lập kế hoạc và thực hiện kế hoạch đó. Định giá, khuyến mại và phân phối hàng hóa dịch vụ để tạo ra sự trao đổi với các nhóm. Nhằm thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức.

Để thực hiện những quá trình trao đổi đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và nắm chắc kiến thức chuyên môn trước tiên là quản trị marketing căn bản cho đến nâng cao.

Quản Trị Marketing Là Gì? (2)
Quản Trị Marketing Là Gì?

Vai trò quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi cho người mua mà doanh nghiệp hướng đến trong mục tiêu của tổ chức.

  • Quản lý và điều hành các giai đoạn quảng cáo, seo, tiếp thị,… Tạo nên sự thống nhất và hài hòa giữa các giai đoạn để mang tới hiệu quả cao nhất.
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh doanh, vai trò đặc biệt trong chiến dịch quảng cáo bán hàng.
  • Tối đa hóa tiêu thụ: tạo ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa. Tạo ra sự sản xuất, thuê mướn và tối đa doanh thu.
  • Tạo sự hài lòng cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ.
  • Tối đa hóa chất lượng cuộc sống dựa vào số lượng, chất lượng, giá và sự sẵn có. Đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn về doanh số, đa dạng sản phẩm, tăng thị phần, chất lượng sản phẩm,…Nhiều hơn thế, quản trị marketing chiến lược giá là vô cùng quan trọng.
  • Định hướng hoạt động quản trị dựa vào nhu cầu của khách hàng, áp lực cạnh tranh và sự cung ứng hệ thống sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
  • Phân tích các cơ hội, nguy cơ, sức mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

4. Nhà quản trị marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị marketing

Nhà quản trị marketing là người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các công việc cụ thể trong kế hoạch marketing. Vai trò của nhà quản trị marketing đảm bảo nhiệm vụ sau:

  • Chức năng hoạch định: lập kế hoạch nghiên cứu, xây dựng chính sách giá, chương trình xây dựng, phát triển sản phẩm,….
  • Chức năng tổ chức: thực hiện các chương trình nghiên cứu marketing, phân công hoạt động, cơ cấu tổ chức,…
  • Chức năng lãnh đạo: thương lượng, đàm phán với các đơn vị có liên quan, động viên nhân viên,…
  • Chức năng kiểm tra: đánh giá hiệu quả, phân phối bán hàng, kiểm tra hệ thống,…
Quản Trị Marketing Là Gì?
Quản Trị Marketing Là Gì?

5. Quản trị marketing trong kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là ngành đặc biệt chú trọng vào hoạt động bán hàng. Các công việc của kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay. Để kinh doanh thương mại đạt hiệu quả không thể bỏ qua quản trị marketing. Quản trị marketing trong kinh doanh thương mại giúp thúc đẩy quá trình bán hàng, sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Trong thời điểm hiện nay. Quản trị marketing với cách tiếp cận quản trị và mang tính chiến lược hơn dưới tên gọi Quản trị marketing định hướng giá trị. Marketing định hướng giá trị nhắm đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng với chi phí hợp lý, trên cơ sở đó tạo ra giá trị giành cho các cổ đông và các nhà đầu tư của doanh nghiệp.

6. Quản trị marketing định hướng giá trị là gì?

Quản trị marketing định hướng giá trị hay còn gọi là marketing giá trị là việc tập trung xây dựng một hệ thống marketing tích hợp. Trong đó tất cả các quá trình và nỗ lực marketing phải hướng đến việc chuyển giao nhiều giá trị hơn cho khách hàng và định hướng xây dựng giá trị cho các cổ đông/ chủ doanh nghiệp.

Quản trị marketing định hướng giá trị nhằm hướng đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng mà lại tối ưu chi phí nhất. Trên cơ sở đó tạo ra giá trị dành cho các doah nghiệp trong ngắn và dài hạn

7. Ưu và nhược điểm của các quan điểm quản trị marketing

Marketing hình thành và phát triển trong quá trình hoàn thiện không ngừng của nhận thức về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, có 5 quan điểm về quản trị marketing được tóm tắt như sau:

7.1. Quan điểm marketing về sản xuất

Quan điểm marketing về sản xuất đó là khách hàng yêu thích các sản phẩm có giá thành càng rẻ càng tốt. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất và phạm vi phân phối.

Ưu điểm: Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng theo quan điểm này cho mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm và thành công. Hầu hết đó là những doanh nghiệp có sản phẩm được sản xuất ra vẫn không đủ cầu.

Nhược điểm: Có không ít doanh nghiệp lao đao khi áp dụng quan điểm về sản xuất vào sản phẩm và hàng hóa của họ. Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, giá thành sản phẩm được đưa sang Việt Nam với mẫu mã đẹp, giá thành rẻ. Các doanh nghiệp trong nước vì thế nào không thể nào cạnh tranh được. Cung lớn hơn cầu dẫn đến doanh nghiệp lao đao.

7.2. Quan điểm hoàn thiện sản phẩm

Người tiêu dùng ưu thích những sản phẩm có chất lượng cao, tính năng sử dụng tốt. Từ đó, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện sản phẩm.

Ưu điểm: Quan điểm hoàn thiện sản phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công, các sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích.

Nhược điểm: Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào cải tiến sản phẩm mà không tìm hiểu nhu cầu thật sự của khách hàng thì chẳng mấy chốc sẽ thất bại.

7.3. Quan điểm marketing hướng về bán hàng

Quan điểm này cho rằng, khách hàng ngần ngại trong việc mua sắm hàng hóa. Doanh nghiệp cần thúc đẩy bán hàng thì mới thành công. Theo quan điểm này, doanh nghiệp sản xuất rồi mới thúc đẩy tiêu thụ.

Doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư vào tổ chức cửa hàng hiện đại và chú trọng vào việc đào tạo nhân viên, công cụ quảng cáo, khuyến mãi,…

Ưu điểm: Nhiều doanh nghiệp đã thành công rực rỡ trong việc áp dụng quan điểm marketing hướng về bán hàng. Doanh số tăng vọt.

Nhược điểm: Hãy nhớ lõi vẫn là sản phẩm của bạn. Nếu một doanh nghiệp chỉ hướng đến quảng cáo, tiếp thị nhưng sản phẩm của không có giá trị với người tiêu dùng. Thì chẳng bao lâu doanh nghiệp sẽ không thể bán được một sản phẩm nào nữa.

7.4. Quan điểm marketing hướng về khách hàng

Để thành công doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu. Thỏa mãn nhu cầu mong muốn sao cho có hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Để phân biệt và định hướng đúng, chúng ta cần vạch rõ đặc trưng cơ bản sau:

– Nhằm vào thị trường mục tiêu.
– Hiểu rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
– Sử dụng tổng hợp các công cụ, marketing hỗn hợp.
– Tăng lợi nhuận trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Quan điểm marketing hướng về khách hàng vừa bao quát được việc tạo sản phẩm thỏa mãn khách hàng, đưa ra các chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn tiết kiệm chi phí tối đa.

7.5. Quan điểm Marketing đạo đức xã hội

Đây là quan điểm mới nhất, đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa ba lợi ích của khách hàng với nhau. Đó là lợi ích khách hàng, doanh nghiệp và xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp phải giúp cộng đồng cải thiện được chất lượng cuộc sống chứ không phải đơn thuần là đời sống vật chất. Đối với những doanh nghiệp áp dụng quan điểm marketing đạo đức xã hội là nêu cao giá trị sản phẩm nhằm bảo vệ đến môi trường, con người,…Được nhiều người dân ủng hộ vì tạo nên giá trị cộng đồng.

Trên đây là bài viết chia sẻ về quản trị marketingĐại học Quốc tế Bắc Hà muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang tới thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề tại trang web của chúng tôi.

>> Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media