Truyền thông Đa phương tiện làm gì? Cơ hội việc làm dành cho gen Z
Gen Z năng động, thích sáng tạo không thể bỏ qua ngành Truyền thông Đa phương tiện. Truyền thông đa phương tiện làm gì? Xu hướng việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện trong năm 2022? Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
Công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho Truyền thông Đa phương tiện có những bước tiến vững chức và trở thành một trong ngành ngành học “hot” nhất hiện nay. Có rất nhiều bạn học sinh cuối cấp quan tâm đến ngành Truyền thông Đa phương tiện đặc biệt là cơ hội việc làm của ngành. Vậy Truyền thông Đa phương tiện làm những gì? Những kỹ năng cần thiết phải trau dồi nếu muốn phát triển công việc trong tương lai. Hãy cùng trường Đại học Quốc tế Bắc Hà giải đáp và tìm hiểu trong bài viết nhé.
1. Truyền thông Đa phương tiện trong thời đại 4.0 có gì mới?
Công nghệ phát triển nên cách thức để làm truyền thông hiện nay cũng có những bước chuyển mình đáng kể. Trước đây, truyền thông là những bài viết, những tờ báo, tờ quảng cáo, truyền hình. Tuy nhiên những kênh truyền thống đó đã cũ và không còn hợp thời bởi sự xuất hiện của các phương tiện kỹ thuật mới.
Ngày nay, truyền thông đa dạng hơn nhiều, các thông tin truyền thông được truyền tải đến công chúng thông qua nhiều hình thức: văn bản, hình ảnh video trên nền tảng kỹ thuật số.
Truyền thông Đa phương tiện là ngành học kết hợp tri thức giữa truyền thông báo chí và công nghệ thông tin trong việc thiết kế sáng tạo ra những sản phẩm mang tính đa phương tiện áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Truyền thông Đa phương tiện làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện có thể làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh với các công việc như:
- Biên tập viên: Xây dựng các kịch bản, chỉnh sửa nội dung cho quảng cáo, chương trình truyền hình, phim, phóng sự
- Chuyên viên Marketing: lên kế hoạch nội dung cho công ty, tổ chức
- Designer: Thiết kế logo, hình ảnh, bộ nhận diện thương hiệu, ….
- Thiết kế đồ họa 3D: ứng dụng trong y hoc, du lịch. Đặc biệt những năm gần đây mảng thiết kế game được nhiều bạn trẻ ưa chuộng
- Chuyên viên kỹ thuật: Xử lý về các khẩu như âm thanh, hình ảnh trước khi đưa vào sử dụng
3. Các kỹ năng của sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện
Trong chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện, các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng chuyên ngành cần thiết trong công việc sau này như:
- Hệ thống những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Truyền thông Đa phương tiện
- Kỹ năng chuyên môn cùng góc nhìn báo chí để mang đến sản phẩm tốt cho công chúng
- Khả năng viết các kịch bản phim, xử lý biên tập âm thanh, thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh. Sinh viên được học về sử dụng kỹ thuật 2D, 3D trong việc thiết kế sản phẩm quảng cáo
- Khả năng sử dụng các phần mềm về thiết kế đồ họa 2D, 3D, xây dựng các phần mềm máy tính để tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ mục đích truyền thông.
4. Học Chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà có gì khác biệt?
Tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng hiện nay vẫn chưa có nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện
Tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, Truyền thông Đa phương tiện là một trong những chuyên ngành trong ngành Công nghệ Thông tin. Sinh viên chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện sẽ được trải nghiệm
- Học theo dự án, chú trọng thực hành
- Giảng viên giàu kinh nghiệm tác nghiệp thực tế
- Gặp gỡ giao lưu với các chuyên gia đạo diễn nổi tiếng
- Giáo trình luôn được cập nhật, phương pháp giảng dạy hiện đại
Theo nhận định, truyền thông – quảng cáo đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại và Truyền thông đa phương tiện được đánh giá là một trong năm nghề “hot” khi Việt Nam gia nhập WTO. Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi. Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp này, ngoài việc giỏi chuyên môn, phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, làm việc logic, thì tại Đại học Quốc tế Bắc Hà – một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện tại Hà Nội … sinh viên còn được chú trọng nâng cao kỹ năng tiếng Anh, trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,… thông qua các chương trình hội thảo, tọa đàm với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông – báo chí, giới thiệu sinh viên thực tập tại các tòa soạn báo, đài truyền hình, công ty truyền thông,… uy tín để các Cử nhân Truyền thông đa phương tiện tương lai luôn sẵn sàng và tự tin hội nhập, khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Với những thông tin vừa cung cấp, có lẽ những thắc mắc “ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?” đã được giải đáp khá rõ. Hy vọng rằng đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn xác định được hướng đi cho tương lai nghề nghiệp của mình.
>> Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.