Nên học Công nghệ thông tin hay Điện tử viễn thông?
Lựa chọn ngành học là một quá trình quan trọng đối với sự phát triển và thành công trong sự nghiệp. “Nên học ngành Công nghệ thông tin hay Điện tử viễn thông?” là câu hỏi băn khoăn của nhiều bạn khi cả hai ngành học này đều tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội rộng mở. Bài viết này, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ tập trung vào các đặc điểm của từng ngành nhằm mang lại cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Mục lục
Tìm hiểu tổng quan và cơ hội phát triển của ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật điện tử – viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành học đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng về việc thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống và công nghệ liên quan đến viễn thông và truyền thông điện tử. Đây là ngành tập trung vào các công nghệ và ứng dụng sử dụng trong việc truyền tải, xử lý và quản lý thông tin qua các mạng điện tử và không dây. Trong đó có kể đến các thiết bị truyền thông và thiết bị điện tử như: điện thoại di động, tivi, máy tính, hệ thống nhúng, các mạch điều khiển, router, anten, thiết bị phát sóng,v.vv..
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành điện tử viễn thông là một trong những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời đại 4.0 hiện nay. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế và khoa học hiện đại trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới lựa chọn Việt Nam để mở rộng và phát triển lĩnh vực điện tử viễn thông. Vì vậy, ngành này đòi hỏi lượng lớn nhân sự, đặc biệt là nhân sự có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có khả năng đảm nhận công việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình;Công ty điện thoại cố định, di
- động; Công ty dịch vụ kỹ thuật điện tử viễn thông;
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông;
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, công ty viễn thông, công ty sản xuất phần mềm trên thiết bị di động,…
Xem thêm: Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông học những gì? Ai phù hợp học
Với khối lượng và tính chất công việc mà ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông mang lại thì việc lương bổng của ngành học này cũng khá hấp dẫn trong thị trường lao động hiện nay. Đối với sinh viên mới ra trường sẽ được nhận mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Còn những nhân viên đã 2-3 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng 13- 15 triệu/tháng. Còn đối với những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, thậm chí trở thành kỹ sư trong nghề, các chuyên gia sẽ có mức lương hơn 45 triệu/tháng. Tùy theo quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động mà họ sẽ được nhận các mức lương khác nhau. Với những người có trình độ tiếng anh tốt thì sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn. Cụ thể bạn có thể nhận 140 triệu đồng/tháng hay thậm chí lên đến 1,9 tỷ đồng/năm.
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học ứng dụng máy tính và công nghệ phần mềm để xử lý thông tin, bao gồm các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền và phân phối thông tin.
Trong thời đại kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý, điều hành doanh nghiệp, thiết lập hệ thống giao thông vận tải, xã hội là điều cần thiết. Điều này cho thấy ngành này cần nguồn nhân lực dồi dào hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghệ thông tin luôn rộng mở. Sinh viên ngành CNTT có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Đảm nhận vị trí tại các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website…
- Tại công ty tư vấn giải pháp công nghệ: tư vấn và thiết kế giải pháp an ninh, an toàn mạng cho doanh nghiệp, phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính.
- Cơ hội được làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu u.
- Làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông, công ty tư vấn và thiết kế giải pháp mạng và truyền thông…
- Trở thành cán bộ vận hành, quản lý hệ thống mạng và công nghệ thông tin tại tại các doanh nghiệp.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung cấp, trung học, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thông tin…
Xem thêm: 4 chuyên ngành Công nghệ thông tin HOT nhất 2024
Được biết, mức lương của các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức cao. Mỗi tháng, bạn có thể kiếm được từ 10 – 25 triệu ở mức khởi điểm và tăng dần theo kinh nghiệm làm việc.
Nên học ngành Công nghệ thông tin hay Kỹ thuật điện tử – viễn thông?
Như phân tích ở trên, ngành Công nghệ thông tin hay kỹ thuật điện tử – viễn thông đều là những ngành được đánh giá cao, cơ hội nghề nghiệp phát triển rất tiềm năng. Để lựa chọn ngành nào phù hợp với bản thân, bạn có thể xem xét một số yếu tố sau:
Sở thích và đam mê:
Nếu bạn hứng thú với việc phát triển phần mềm, quản lý hệ thống và dữ liệu thì ngành công nghệ thông tin là lựa chọn phù hợp. Trái lại, nếu bạn quan tâm đến viễn thông, mạng di động, thiết bị truyền thông và công nghệ kết nối thì ngành điện tử viễn thông có thể phù hợp hơn.
Mục tiêu nghề nghiệp:
Ngành Công nghệ thông tin rất rộng và cung cấp nhiều cơ hội từ lập trình viên, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật thông tin, đến quản lý dự án công nghệ thông tin.
Ngành Điện tử viễn thông tập trung vào các lĩnh vực như robot tự động hóa, phần mềm phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và nghiên cứu trí tuệ nhân tạo,..
Tính chất công việc:
Ngành Công nghệ thông tin thường tập trung vào phân tích, lập trình và giải quyết vấn đề. Ngành Điện tử viễn thông thường yêu cầu kiến thức kỹ thuật sâu, quá trình thiết kế và làm việc với các thiết bị và hệ thống phức tạp.
Cơ hội nghề nghiệp/ thu nhập:
CNTT có nhiều cơ hội việc làm đa dạng, từ phát triển phần mềm đến quản trị hệ thống và an ninh mạng. Có thể làm việc cho các công ty phần mềm, doanh nghiệp tự do, hoặc các công ty lớn như Google, Microsoft.
Kỹ thuật điện tử – viễn thông tập trung vào viễn thông, mạng, và truyền thông. Có thể làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, những công ty sản xuất thiết bị điện tử, hoặc nghiên cứu và phát triển.
Cả hai ngành nghề này đều có mức lương cao và tăng dần theo kinh nghiệm, năng lực và vị trí công việc
Trên đây là một số yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định về việc học ngành Công nghệ thông tin hay Kỹ thuật điện tử – viễn thông. Hiểu rõ bản thân, xác định mục tiêu sự nghiệp là chìa khóa để bạn có thể lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp nhất. Hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyết định của bạn là đúng đắn và mang lại thành công trong tương lai.