Cánh cổng Đại học luôn mở rộng
Tôi còn nhớ như in câu nói và cũng là mệnh lệnh vô hình của bố tôi khi đang còn học phổ thông “phải thi đậu Đại học nghe con”, đó là những năm 1995. Ngày tháng mà tất cả ai có giấc vào đại học “đều phải cày nát quyển bộ đề”.
Quả thật lúc đó Đại học là giấc mơ lung linh huyền ảo đến nỗi thế hệ chúng tôi có câu nói bất hủ “Cổng trường Đại học cao vời vợi/ Mười thằng leo đến chín thằng rơi!”.
Hết “chín thằng rơi” bởi trước đây để đỗ Đại học phải là những học sinh giỏi, xuất sắc của lớp, điểm số học tập thuộc dạng “khủng”, vậy nên hồi đó một lớp 50 học sinh họa hoằn lắm chỉ có 2, 3 người trở thành những tân sinh viên, trừ các trường chuyên lớp chọn của tỉnh.
Nhiều anh chị lớp trước có người học thuộc loại khá, giỏi cũng trượt Đại học như thường, có người đeo bám giấc mơ Đại học đến nỗi đi thi 5, 6 lần, có người hoàn thành tâm nguyện cũng có người với giấc mơ Đại học.
Bởi vậy mới có những câu chuyện hài như cùng học chung cấp phổ thông nhưng người tốt nghiệp Đại học, kẻ mới…nhập học!!!
Khó khăn gian khổ với con đường Đại học là thế nhưng mọi thứ đều có giá trị của nó, những ai Đỗ đại học được cả làng, cả xã ngưỡng mộ, nhiều gia đình lấy đó để làm tấm gương cho con em mình và thực sự những cử nhân thời ấy đã trở thành tấm gương sáng, biểu tượng đổi đời, thoát nghèo bền vững của những thế hệ kế tiếp.
Thời ấy là “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” số lượng trường Đại học không nhiều như bây giờ, chỉ có những trung tâm văn hóa giáo dục lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…mới có trường Đại học.
Ngày nay, có hơn 200 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, thoải mái cho các bạn lựa chọn.
Học giỏi – vào đại học, chuyện dễ dàng!
Học chưa giỏi, vẫn khát khao vào đại học – các cánh cửa đại học đang rộng mở…
Hiện nay, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà có 2 hình thức xét tuyển:
- 1. Phương thức xét tuyển theo điểm thi THPH ( đạt ngưỡng xét tuyển của Bộ)
- 2. Phương thức xét tuyển theo học bạ lớp 12: Tổng 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển theo ngành đăng ký không quá 18 điểm
Nếu ngày xưa để đỗ vào một trường Đại học bậc trung phải đạt số điểm 18, 20 nhưng ngày nay cánh cửa đại học đang rất rộng mở chào đón các bạn. Học chưa xuất sắc???, chỉ cần tổng 3 môn xét tuyển từ 6,0 trở lên là nghiễm nhiên các bạn đã đạt được ước mơ bước vào giảng đường đại học.
Các bạn lăn tăn, học chưa giỏi thời phổ thông, vào đại học có học được không???
Với nhiều bạn sinh viên, ký ức về những ngày học phổ thông là thầy đọc – trò chép, thầy đặt câu hỏi – trò tìm đáp án trong sách giáo khoa để phát biểu… Cách học thụ động này sẽ phải hoàn toàn chấm dứt khi lên đại học.
Không còn là những bộ sách giáo khoa hay những cuốn sách bài tập mà bạn bắt buộc phải mua như ở thời còn học phổ thông nữa, thay vào đó là những cuốn giáo trình có nội dung liên quan đến học phần mà bạn học. Giảng viên sẽ dạy theo phương pháp định hướng, còn nội dung kiến thức bạn sẽ phải tự tìm thêm ở những cuốn giáo trình hay những cuốn sách liên quan. Gói gọn trong hai từ để nói về việc học ở đại học là “tự chủ”.
Ở đại học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không kèm cặp từng li từng tí cho sinh viên, vì thế sinh viên phải tự tìm ra phương pháp học phù hợp với mình, phải chủ động trong tư duy để tìm hiểu kiến thức, tự tìm đọc thêm các nguồn tài liệu khác ngoài giáo trình và bài giảng của thầy cô, phải đặt câu hỏi để thảo luận, phản biện với giáo viên hoặc với sinh viên khác…
Học cấp ba, đặc biệt là quãng thời gian học lớp 12, lịch học dày đặc từ sáng đến tối, và bảy ngày trong tuần khiến các bạn học sinh không có thời gian cho những sở thích hay hoạt động ngoài giờ. Nhưng ngay khi lên đại học, tham gia vào các lạc bộ có những hoạt động tập thể dành cho sinh viên sẽ giúp bạn hòa nhập ngay vào cộng đồng các bạn sinh viên trong trường và giải tỏa căng thẳng sau những giờ học. Các bạn sẽ được rèn luyện những kĩ năng làm việc nhóm, nâng cao tính đoàn kết và bổ sung kinh nghiệm sống. Mỗi câu lạc bộ lại có những vai trò khác nhau giúp bạn học hỏi nhanh và áp dụng những kĩ năng quý báu trong học tập, ứng xử, rèn luyện thân thể và văn hóa.
Tìm hiểu thêm: Các chương trình đào tạo của Đại học Quốc tế Bắc Hà