Giải đáp: Học kế toán có làm kiểm toán được không?
Là những vị trí không thể thiếu trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp; kế toán, kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng: nắm giữ chiếc chìa khóa của sự thành công. Và luôn giữ được sức hút kéo số lượng sinh viên nhiều nhất trong vô vàn các khối ngành kinh tế. Vậy ngành Kế toán và Kiểm toán là gì? Hai ngành này có gì khác nhau không? Liệu học Kế toán có làm Kiểm toán được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Tổng quan về ngành Kế toán
Kế toán là công việc thu thập và ghi lại các giao dịch tài chính của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và hỗ trợ việc ra quyết định.
Sinh viên theo học ngành Kế toán sẽ học các kiến thức cơ sở của ngành như Nguyên lý thống kê, Nguyên lý kế toán,… Sau khi nắm vững các kiến thức cơ sở, sinh viên tiếp tục học sâu hơn các kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ kế toán. Chẳng hạn như Kế toán tài chính, Kế toán ngân hàng, Thuế, Phân tích báo cáo tài chính,..
Bên cạnh các môn chuyên ngành, bạn sẽ được đào tạo kèm các môn cơ sở của ngành kiểm toán. Đó là những hiểu biết sơ khai về việc kiểm toán viên tiếp cận với các kế toán viên, bởi đối tượng của kiểm toán viên là các báo cáo tài chính, vì thế các kế toán viên buộc phải học về các nghiệp vụ cơ bản của kiểm toán để có thể nắm rõ những luật, nguyên tắc khi lập báo cáo cũng như cách mà kiểm toán viên tìm ra lỗi sai của đối tượng kiểm toán.
Xem thêm: Các chuyên ngành của Kế toán
Tổng quan về ngành Kiểm toán
Kiểm toán là công việc kiểm tra, xác minh tính xác thực của các báo cáo tài chính và các báo cáo của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và quy định hiện hành.
Theo học ngành Kiểm toán, sinh viên sẽ được học các môn học tương tự như học ngành Kế toán. Tuy nhiên, các môn chuyên ngành của Kiểm toán sẽ tập trung đào tạo, vận dụng của nghiệp vụ của kiểm toán.
Kế toán và kiểm toán có gì khác nhau?
Kế toán | Kiểm toán | |
Mục đích | Xác định lợi nhuận và điều kiện tài chính của một doanh nghiệp. | Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của các thông tin kê khai và đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. |
Công việc | Ghi chép, thu thập, xử lý thông tin. Đó có thể là thông tin về hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào đó. | Nhiệm vụ của người làm kiểm toán là kiểm tra, xác minh báo cáo tài chính được cung cấp bởi kế toán. |
Nhân sự | Nhân viên kế toán thường là nhân viên nội bộ của công ty. | Kiểm toán thường được thực hiện bởi các bên thứ ba độc lập dưới dạng dịch vụ kiểm toán. |
Thời gian | Hoạt động kể toàn diễn ra liên tục, hầu như là hàng ngày | Hoạt động kiểm toàn diễn ra định kỳ, sau khi kế toán lập báo cáo tài chính |
Sản phẩm | Kế toán phải thường xuyên lập các loại báo cáo công việc như bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính. | Đối với kiểm toán viên, sau khi hoàn thành công việc của mình, họ sẽ phải lập và nộp báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán. |
Học kế toán có làm kiểm toán được không?
Kế toán và kiểm toán là hai công việc hoàn toàn khác nhau tuy nhiên chúng lại có liên quan chặt chẽ đến nhau. Về cơ bản, hai ngành này phải có sự hiểu biết về ngành kia thì mới có thể nắm được cách làm việc của nhau. Vậy học kế toán có làm kiểm toán được không?
Kiểm toán mà các sinh viên ngành kế toán được tiếp cận đã khá bao quát và đầy đủ về nghiệp vụ và cách thức kiểm toán.Nghiệp vụ của kế toán cần một khoảng thời gian tương đối dài để có thể học, ghi nhớ và thực hành thành thạo. Chính vì thế, các vị trí kế toán viên cao có kinh nghiệm trong ngành thường rất nhạy bén, tinh anh và có khả năng nhớ các nghiệp vụ liên quan. Việc học kế toán có thể là bước đệm quan trọng để thực hiện kiểm toán một cách chuyên nghiệp. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu kỹ lưỡng hay làm kế toán một thời gian và để ý đến các chi tiết thì bạn sẽ có thể nắm bắt được công việc kiểm toán. Việc lập các báo cáo hay các giấy tờ của riêng ngành kiểm toán có thể dễ dàng học hỏi trong thời gian ngắn tập trung.
Tuy bên cạnh sự dễ dàng học hỏi trong nghiệp vụ, bạn cũng phải đối mặt với những trải nghiệm hoàn toàn mới mà ngành kiểm toán mang lại. Kiểm toán viên cũng có khối lượng công việc cực kỳ đồ sộ và phải liên tục di chuyển để gặp gỡ khách hàng, đối tác. Việc di chuyển này có thể là bất lợi gây cản trở cho các bạn kế toán quen với công việc ngồi bàn giấy. Chính vì thế, nếu bạn học ngành kế toán, có kinh nghiệm làm việc một thời gian dài và muốn chuyển sang ngành kiểm toán thì hoàn toàn có thể được, nhưng đòi hỏi sự linh hoạt để thích ứng với bản chất công việc mới.
Ngược lại, đối với những người học ngành kiểm toán có nguyện vọng chuyển sang nghề kế toán thì có chút khó khăn. Do nghiệp vụ của kế toán rất phức tạp và khác hẳn so với kiểm toán. Hơn nữa kế toán có rất nhiều vị trí và công việc tùy thuộc cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu cố gắng, nỗ lực chăm chỉ và tích góp kinh nghiệm, bạn vẫn có thể trở thành một kế toán viên giỏi.
Xem thêm: Học Kế toán có khó không?
Nếu bạn đang tìm kiếm hướng đi để định hình tương lai thành công, thì học Kế toán tại Đại học Quốc tế Bắc Hà là sự lựa chọn phù hợp. Nhà trường không chỉ cung cấp một chương trình đào tạo chất lượng mà còn mở ra những cơ hội không giới hạn trong lĩnh vực kế toán. Với đội ngũ giảng viên hàng đầu, sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế thông qua những buổi trải nghiệm doanh nghiệp giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc từ sớm. Ngoài ra chương trình học còn thường xuyên cập nhật những ứng dụng và phần mềm công nghệ mới nhất trong ngành Kế toán; không chỉ trang bị về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn mà còn chú trọng các kỹ năng mềm cần thiết để tỏa sáng trong lĩnh vực tiềm năng này.