Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Có nên theo học không?

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì? Có nên theo học không?

5/5 - (2 votes)

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì? Được học những gì? Cơ hội và tiềm năng phát triển như thế nào? Cùng BIU tìm hiểu ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì

Bạn có thắc mắc làm cách nào mà Truyền hình, Phát thanh hay cao cấp hơn là Máy tính, Điện thoại, Máy tính bảng,…trở thành thiết bị thần kỳ bởi chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác? Thậm chí còn được truyền dẫn với tốc độ “siêu cao, siêu nhanh”? Đó chính là vai trò của Điện tử – Viễn thông.

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông không chỉ là những vòng xoay mạch điện, mà nó là tâm điểm của sự sáng tạo và kỷ nguyên kỹ thuật. Điện tử và Viễn thông chính là ngôn ngữ mới để tạo nên sự kỳ diệu trong việc truyền tải thông tin, là tấm bản đồ đường dẫn tới sự kết nối toàn cầu và cuộc sống thông minh của chúng ta. Vậy ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn nhé!

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, … nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

Xem thêm: Review ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông 

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông được học những gì?

Học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.

Thời gian để đào tạo Cử nhân ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ mất khoảng từ 4 – 5 năm. Vì ngành này có tính ứng dụng cao nên trong quá trình học tập, sinh viên sẽ dành khoảng 30% thời gian để áp dụng những kỹ năng đã học thông qua sử dụng các thiết bị và hệ thống của trường như:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống và thiết bị điện tử – viễn thông.
  • Nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông trong các lĩnh vực công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được học những gì
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông được học những gì

Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay ngành điện tử viễn thông là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước có rất nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm cùng với mức lương và chính sách đãi ngộ cao. Theo thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020 – 2025 rất lớn, có thể lên đến 16.000 người/năm. Điều này chứng tỏ tiềm năng của ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông được đánh giá rất cao ở nước ta.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

⦁ Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT;
⦁ Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;
⦁ Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông;
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

Xem thêm: Mức lương ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông cập nhật mới nhất 2024

Cơ hội việc làm và tiềm năng ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Cơ hội việc làm và tiềm năng ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

Các trường đào tạo Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

Là một trong những ngành HOT và quan trọng trong thời đại số hóa, có nhiều lựa chọn cho những ai muốn theo học ngành Điện tử viễn thông. Dưới đây là một số gợi ý cho các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Đại học Khoa học Tự nhiên.
  • Đại học Bách Khoa.
  • Đại học Quốc tế Bắc Hà
  • Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
  • Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Học Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở đâu tốt nhất
Học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ở đâu tốt nhất

Nắm bắt được xu thế và tầm quan trọng cũng như nhu cầu nhân lực của ngành Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã đưa ngành Điện tử viễn thông vào chương trình đào tạo và khẳng định chất lượng qua nhiều năm giảng dạy. Vậy học Kỹ thuật Điện tử viễn thông trường Đại học Quốc tế Bắc Hà có gì nổi bật:

  • Chương trình học bám sát thực tế, chú trọng thực hành
  • Xưởng thực hành, thực tập quy mô lớn, hiện đại
  • Kết nối doanh nghiệp rộng mở, cơ hội việc làm đa dạng.
  • Môi trường học tập năng động, sáng tạo
  • Nhiều cuộc thi học thuật, hội thảo chuyên đề, câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng, chuyên môn
  • Rèn luyện kỹ năng Tiếng Anh chuẩn IELTS từ 5.0 trở lên

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media