Ngành Thiết kế đồ họa làm gì? Cơ hội việc làm trong 5 năm tới.
Ngành thiết kế đồ họa đang vươn lên trở thành một trong những ngành nghề hot nhất và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Vậy ngành thiết kế đồ họa là gì? Sinh viên học ngành thiết kế đồ họa ra trường làm gì? Lương của designer có cao hay không? Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các ngành nghệ thuật cũng ngày càng phát triển và được ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống, trở thành một loại hình Nghệ thuật ứng dụng. Ngành học thiết kế đồ họa hay Đồ họa đa truyền thông cũng là một trong những loại hình nghệ thuật ứng dụng hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn của thế hệ gen Z.
Ngành Thiết kế đồ họa là gì
Thiết kế đồ họa (Graphic Design) được hiểu là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận nghệ thuật, bằng cách sử dụng các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp tới người nhìn bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng và khắc sâu vào lòng người. Đây là một loại hình nghệ thuật ứng dụng kết hợp hài hòa các hình ảnh, chữ viết và ý tưởng sáng tạo để truyền tải thông điệp, hàm ý một các hiệu quả, thú vị qua các sản phẩm in ấn hoặc trực tuyến.
Thiết kế đồ họa xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống, là tạp chí, poster quảng cáo hay cac banner tuyên truyền, … Thiết kế đồ họa theo chất lượng đời sống của con người nâng cao cũng ngày càng phát triển theo.
Tìm hiểu thêm về ngành Truyền thông đa phương tiện và thiết kế đồ họa tại: https://biu.edu.vn/tim-hieu-nganh-truyen-thong-da-phuong-tien-va-thiet-ke-do-hoa/
Ngành Thiết kế đồ họa làm gì?
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động, trong năm 2021, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này.
Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Thiết kế đồ họa với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12-15 triệu/tháng.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại các trường CĐ-ĐH có thể tự in ứng tuyển vào các vị trí như:
1. Thiết kế báo, tạp chí – Magazine Design
Để làm tốt công việc thiết kế đồ họa cho báo và tạp chí, ngoài việc thành thạo sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp Adobe InDesign, QuarkXpress thì bạn cần phải am hiểu tất cả các thuật ngữ, kiến thức cơ bản về báo chí. dàn trang, tiêu đề, hệ lưới, bố cục, xử lý hình ảnh,…
2. Thiết kế quảng cáo – Advertising
Designer thuộc lĩnh vực này cần thông thạo phần mềm Adobe Illustrator và phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp Photoshop.
3. Thiết kế sách – Book Design
Designer ở lĩnh vực này ngoài thông thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng thì cần am hiểu kiến thức về kỹ thuật in ấn mỹ thuật và vật liệu giấy.
4. Thiết kế nhận diện thương hiệu – Corporate Identity
Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là bao gồm các công việc liên quan đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như: thiết kế logo, câu slogan, hệ thống bộ giấy văn phòng (danh thiếp, phong bì thư, kẹp tài liệu, giấy mời, chứng từ, hóa đơn các loại, bìa trình cứng,…), đồng phục, sản phẩm phục vụ bán hàng, banner
5. Thiết kế bao bì – Package Design
Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế bao bì là sử dụng các phần mềm Adobe, thiết kế hình ảnh đồ họa cho bao bì, nhãn mác của các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp… với sự kết hợp giữa hình ảnh của thương hiệu và kiến thức về thị giác.
6. Đồ họa truyền hinh – TV Graphic
Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực đồ họa truyền hình là thực hiện việc thiết kế những hình ảnh động có tính biểu tượng để sử dụng vào các đoạn giới thiệu cho chương trình truyền hình.
7. Thiết kế ngành thu âm – Record Design
Với designer trong lĩnh vực này đòi hỏi cần có óc sáng tạo cao và thường xuyên phải cập nhật những xu hướng thiết kế mới, ấn tượng, độc đáo và được đông đảo khán giả ưa chuộng.
8. Thiết kế Web – Web Design
Designer trong lĩnh vực này cần am hiểu thêm các kiến thức về code (HTML, CSS…) để hỗ trợ cho công việc thiết kế web.
9. Thiết kế hiệu ứng ảnh 3D
Designer trong lĩnh vực này cần am hiểu các kỹ thuật tạo hình kỹ xảo, các kiến thức về đồ họa 3D và thành thạo các phần mềm chuyên dụng để thiết kế như: Maya, Blender, Adobe Premiere, After Effect, Cinema 4D…
10. Thiết kế 3D công trình xây dựng, nội thất
Designer trong lĩnh vực này ngoài việc am hiểu các nguyên lý, kỹ thuật dựng hình trong không gian 3D thì cần sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa: AutoCad, Solidworks/ Inventor, NX/Catia…
Ngành Thiết kế đồ họa làm gì? Yêu cầu công việc như nào?
- Nhân viên thiết kế đồ họa sẽ làm việc với bộ phận Marketing để thiết kế các sản phẩm Banner, Poster, Brochure, catalogue, profile, Folder, bao thư, namecard, hình ảnh layout 2D và 3D,… để phục vụ cho các kênh truyền thông của công ty như Website, Facebook, Youtube, Zalo, …
- Thực hiện nghiên cứu thông tin và dữ liệu để lên kế hoạch concept cho sản phẩm thiết kế
- Xây dựng ý tưởng theo các yêu cầu sản phẩm và yêu cầu của các phòng ban hay của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch dự án và xác định hạn mức ngân sách chi tiêu cần thiết cho việc thiết kế
- Cụ thể hóa các ý tưởng sáng tạo bằng hình ảnh dựa theo yêu cầu của phòng ban/ khách hàng
- Chuẩn bị bản thảo mẫu để trình bày với khách hàng trước khi quyết định thiết kế theo concept chính thức.
- Đưa ra các bằng chứng cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng và nhận phê duyệt trước khi hoàn thiện thiết kế.
- Xây dựng các hình ảnh minh họa, logo, … bằng phần mềm hoặc có thể bằng thủ công.
- Sử dụng màu sắc và bố cục thích hợp cho từng hình ảnh khi thiết kế
- Làm việc với content, copywriter và giám đốc sáng tạo để tạo ra bản thiết kế cuối cùng hoàn chỉnh nhất
- Tiến hành thử nghiệm chất lượng và hiệu quả hình ảnh trên các kênh truyền thông khác nhau.
- Thực hiện chỉnh sửa lại thiết kế sau khi nhận được các phản hồi của khách hàng
- Bảo đảm thiết kế chính xác theo đúng tiêu chuẩn, đúng bố cục, định dạng, kiểu dáng, màu sắc trước khi xuất bản hoặc gửi đến cơ sở in ấn, sản xuất.
- Tham gia vào quá trình triển khai và giám sát việc sản xuất ra thành phẩm.
- Phối hợp hỗ trợ các công việc khác cùng với các bộ phận khác như nhân sự, marketing, kinh doanh, truyền thông.
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Thiết kế đồ họa. Tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, sinh viên Thiết kế đồ họa được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, phần mềm thiết kế, quy trình thực hành. Ngoài ra, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa tại BIU còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Mong rằng qua bài viết Ngành Thiết kế đồ họa ra trường làm gì? sẽ giúp các bạn học sinh cuối cấp hình dung công việc tương lai và xác định bản thân có thực sự phù hợp với Đồ họa hay không? Chúc các sỹ tử thành công trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới!!!