Nghề điện tử dân dụng là làm gì? Những tố chất phù hợp để theo đuổi?
Nghề điện tử dân dụng là làm gì? Phù hợp với những ai? Tham khảo bài viết dưới đây của Đại học Quốc tế Bắc Hà để hiểu hơn về ngành nghề “quốc dân” này nhé!
Mục lục
Gọi Điện tử dân dụng với cái tên nghề “quốc dân” bởi lẽ đây là một ngành nghề dù không hề mới nhưng lại luôn nổi bật với vai trò không thể phủ nhận và chiếm lĩnh thị trường đông đảo tại Việt Nam. Các thiết bị điện tử đã trở thành “thành viên” không thể thiếu trong mỗi gia đình, doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu về giải trí, tiện ích, đời sống hằng ngày đến sản xuất của con người.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, sự bùng nổ của các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện tử dân dụng đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về mua sắm, trao đổi, sửa chữa và bảo hành. Vì thế, ngành này không chỉ hứa hẹn mà còn đang thể hiện sự tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai. Trong bài viết này, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giúp bạn tìm hiểu nghề Điện tử dân dụng là gì? Và những công việc sau khi ra trường nhé!
1. Nghề Điện tử dân dụng là gì?
Nghề điện tử dân dụng là lĩnh vực chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thiết bị điện tử sử dụng trong các hộ gia đình và công nghiệp nhỏ theo đúng yêu cầu kỹ thuật sửa chữa, đảm bảo an toàn. Các thiết bị điện tử dân dụng bao gồm các sản phẩm như tivi, radio, máy tính, điện thoại di động, máy ảnh số, máy giặt, tủ lạnh, và nhiều thiết bị khác được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống cá nhân và công việc.
Xem thêm: Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng là gì? Có nên theo học không?
2. Nghề Điện tử dân dụng là làm gì?
Người hành nghề “Điện tử dân dụng” có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm điện tử hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Một số công việc cụ thể của người làm nghề Điện tử dân dụng:
- Lắp đặt hệ thống mạng lưới, công tắc cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình.
- Lắp đặt các thiết bị điện, ổ điện, công tác…và các đồ dùng điện khác nhau.
- Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện.
- Sửa chữa các loại thiết bị điện tử dân dụng: như hệ thống âm thanh, máy thu hình công nghệ cao và digital, DVD, Monitor, CAMERA…;
- Đo lường các đại lượng điện và không điện;
- Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng bậc thợ dưới theo chuyên môn của mình.
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo liên quan đến điện tử dân dụng.
3. Những tố chất để theo đuổi nghề Điện tử dân dụng?
Nếu như các bạn đang có ý định đi học điện dân dụng nhưng lại băn khoăn không biết rằng liệu mình có phù hợp với nghề hay không thì hãy tự mình đánh giá lại bản thân theo những nội dung dưới đây. Nếu các bạn trả lời có với hầu hết nội dung thì nghề này chính là dành cho bạn đấy.
- Bạn có xu hướng giải quyết vấn đề theo hướng đơn giản và trực tiếp.
- Bạn có khả năng làm các công việc một cách khéo léo.
- Ham thích sửa chữa các vật dụng, thiết bị trong nhà.
- Bạn có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao
- Làm việc gì cũng luôn cẩn thận, tỉ mỉ và tuân theo những quy trình nhất định do mình hoặc người khác đặt ra.
- Thích làm việc hơn là chỉ ngồi nghĩ hay nghiên cứu.
Hy vọng bài viết trên đây, Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghề Điện tử dân dụng, nắm được những điểm phù hợp với bản thân để lựa chọn hướng đi đúng với đam mê của mình nhé!