3 Công việc hái ra tiền dành cho nữ học Công nghệ thông tin
“Nữ học Công nghệ thông tin ra trường làm gì” là một câu hỏi phổ biến của nhiều bạn nữ đam mê CNTT nhưng vẫn còn chút do dự. Hiện nay, tỷ lệ nữ sinh theo học ngành này đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 35-40% tại một số trường đại học lớn. Ngành CNTT không còn có sự phân biệt về giới tính trong môi trường làm việc, tạo điều kiện để cả nam và nữ đều phát triển.
Mục lục
Theo báo cáo mới nhất về thị trường IT năm 2024 của TopDev, nữ giới trong ngành CNTT tại Việt Nam chiếm khoảng 10%, một tỷ lệ vẫn còn thấp so với nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp hiện rất “khát” nguồn nhân lực nữ để mang lại sự cân bằng và đa dạng trong đội ngũ, thậm chí nhiều công ty còn có chính sách tuyển dụng ưu tiên cho nữ giới nhằm thúc đẩy sự đa dạng trong công ty.
Dưới đây, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ liệt kê 3 Công việc mà các bạn nữ có thể lựa chọn theo đuổi sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin.
1. Tester
Công việc Testing đòi hỏi tính cẩn thận và nhẫn nại cao, để tránh bỏ sót lỗi của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm tốt nhất khi đến tay khách hàng.
Bản mô tả công việc.
- Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm;
- Trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không;
- Hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
2. Front-End Developer
Front End Developer đòi hỏi gu thẩm mỹ tốt và sự tỉ mỉ, để thiết kế ra những sản phẩm với diện mạo đẹp, tính ứng dụng cao ….
Bản mô tả công việc
Nữ học công nghệ thông tin ra trường lựa chọn làm Front End Developer sẽ là người chịu trách nhiệm cho các yếu tố trực quan mà người dùng thường nhìn thấy và tương tác trên một trang web. Họ được hỗ trợ bởi những Back End Developer – những người chịu trách nhiệm về logic trên máy chủ và tích hợp những công việc mà Front End Developer phải làm.
Công việc của Front End Developer thường được coi là sự kết hợp của nghệ thuật thiết kế và lập trình. Chức năng chính của họ là biến những đoạn mã thiết kế giao diện thành hình ảnh trực quan của ứng dụng hay website để người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Front End Developer chính là mắt xích kết nối giữa những những đoạn mã khô khan và đồ họa bắt mắt.
Cụ thể, Front End Developer sẽ thường phải thực hiện những công việc như:
- Thiết kế giao diện web/ứng dụng thân thiện với người dùng dựa trên nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Duy trì và cải thiện giao diện trên website/ứng dụng.
- Hợp tác cùng với các đồng nghiệp và chuyên gia về Back End khác để phát triển các tính năng mới đáp ứng người dùng.
- Đề xuất các phương pháp cải thiện giao diện, đồ họa trên website.
- Tối ưu hóa giao diện các ứng dụng/trang web để có được tốc độ và hiệu suất tối đa.
- Hỗ trợ Back End Developer trong quá trình lập trình hoặc xử lý sự cố phát sinh.
- Nhận feedback từ khách hàng, người dùng và đưa ra biện pháp xử lý.
- Hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng và các tính năng sẽ được tích hợp trên website.
- Đánh giá việc lập trình và lên kế hoạch cập nhật website trong tương lai.
- Giám sát hoạt động của website, phát hiện các vấn đề liên quan đến tính khả dụng của trang web khiến lưu lượng truy cập giảm và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về đồ họa trên giao diện.
3. Business Analyst
Còn BA thì ngoài kiến thức còn yêu cầu giao tiếp tốt, để có thể theo sát, thu thập và phân tích nhu cầu của khách hàng. BA đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và team phát triển dự án để đảm bảo sản phẩm team làm ra thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Và với những công việc này thì nhân sự nữ luôn có nhiều lợi thế.
Bản mô tả công việc
Business Analyst là gì? có thể hiểu đơn giản chính là một “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Theo IIBA (Viện quốc tế cung cấp chứng chỉ hành nghề BA) thì BA chính là những người ở vị trí trung gian. Họ có vai trò kết nối, liên kết giữa các đối tượng khách hàng tiềm năng với bộ phận kinh doanh, đội ngũ quản lý các vấn đề kỹ thuật viên của doanh nghiệp.
- Phân tích và làm rõ các yêu cầu của khách hàng.
- Phân tích và đưa ra mô hình, giải pháp dựa trên yêu cầu đã thu thập được.
- Viết các tài liệu đặc tả yêu cầu nghiệp vụ phần mềm, tài liệu đặc tả trường hợp sử dụng (usecase); thiết kế giao diện mẫu (prototype)
- Tư vấn trên góc độ nghiệp vụ dựa vào các phân tích và nghiên cứu của mình.
- Truyền đạt nội dung, hỗ trợ các thành viên dự án, quản lý dự án để làm rõ yêu cầu của khách hàng cần đáp ứng.
- Tài liệu hóa hướng dẫn hệ thống.
- Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ cho người dùng sử dụng sản phẩm và xử lý sự cố khi vấn đề xảy ra.
- Thực hiện một số công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.
>> Tìm hiểu Tổng quan ngành Công nghệ thông tin
Trên đây là thông tin về ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng với bài viết trên Đại học Quốc tế Bắc Hà đã giúp bạn có thêm thông tin về ngành học để sớm đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với nhà trường để được tư vấn cụ thể nhé.
>> Xem thêm: Những ưu thế khi nữ giới học Công nghệ thông tin