Giới thiệu tổng quan ngành Công nghệ thông tin 2024 mới nhất

Chuyên mục

Liên kết nhanh

Giới thiệu tổng quan ngành Công nghệ thông tin 2024

Rate this post

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, xu hướng chuyển đổi số đã giúp ngành Công nghệ thông tin đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ dài hạn.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Quốc tế Bắc Hà cũng như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. CNTT được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.

Cùng trường Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu tất tần tật thông tin về ngành Công nghệ thông tin nhé!

Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) được hiểu là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói đơn giản, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ  thông tin thường phân chia thành 6 chuyên ngành phổ biến, bao gồm: Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ đa phương tiện, Đồ họa đa truyền thông.

6 chuyên ngành phổ biến của CNTT
6 chuyên ngành phổ biến của CNTT

Xem thêm: Các chuyên ngành Công nghệ thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: Quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Công nghệ thông tin học những gì?

Theo học ngành CNTT, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Tùy theo chương trình đào tạo của mỗi trường khác nhau, người học sẽ được học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như:  Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông…

  • Lập trình máy tính
  • Mạng máy tính
  • Thiết kế giao diện người dùng
  • Lập trình nhúng và thời gian thực
  • Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
  • Cơ sở các hệ thống thông tin
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Đồ họa máy tính
  • Học máy
  • ….

Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin tốt nhất tại Hà Nội: https://biu.edu.vn/cong-nghe-thong-tin-hoc-truong-nao/

Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành CNTT của trường Đại học Quốc Tế Bắc Hà được tham khảo và có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia và giảng viên Aptech. Ngoài việc được học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng thực tế với hạ tầng cơ sở và phần mền được hỗ trợ bởi: Microsoft, FPT, Viettel… Với  những kiến thức nền tảng, cử nhân ngành Công nghệ thông tin hoàn toàn có thể nắm bắt được những cơ hội, dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, năng động và tự tin tỏa sáng hơn.

Cơ hội việc làm rộng mở trong thị trường Công nghệ thông tin

Thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người.

Sinh viên có thể làm việt tại các tập đoàn công nghệ, công ty phần mềm với các công việc cụ thể như:

  • Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website,
  • Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp, các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính…
  • Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
  • Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông…
  • Cán bộ vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media