3 tố chất đòi hỏi sinh viên học ngành Công nghệ phần mềm cần có
Để có thể học tốt ngành Công nghệ phần mềm, bạn phải tự tạo thói quen cho mình cần có 3 tố chất dưới đây.
Mục lục
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành Công nghệ Thông tin trong đó có chuyên ngành Công nghệ Phần mềm được dự đoán sẽ có nhu cầu lao động tăng cao trong những năm tới. Vậy để theo đuổi lâu dài và thành công đặc biệt trong ngành Công nghệ Phầm mềm, người học cần có những tố chất nào? Hãy cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tham khảo bài viết dưới đây nhé!
3 tố chất học ngành Công nghệ phần mềm
1. Yêu thích lĩnh vực công nghệ
Đây là tố chất quan trọng đầu tiên giúp bạn dễ dàng học hỏi và tiếp thu cái mới trong thế giới công nghệ. Với công việc yêu cầu phải ngồi hàng giờ bên máy tính để viết phần mềm hay hoàn thành những dự án công nghệ phức tạp, nếu không có đam mê bạn sẽ rất dễ bị stress cũng như ngại ngần khi đứng trước những khó khăn. Khi có niềm đam mê với lĩnh vực này, bạn sẽ đủ kiên trì để vượt qua những khó khăn hay áp lực trong công việc.
2. Coi trọng sự chính xác, logic trong công việc
Logic và sự chính xác là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhân viên kỹ thuật phần mềm. Do đó, bạn cần phải có đủ khả năng phán xét, sự nhạy bén để giải quyết vấn đề bằng phương pháp logic và khả năng phán đoạn chính xác nhất có thể. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận chính xác và logic và thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn khi theo đuổi ngành học này.
3. Ham học hỏi và luôn chủ động cập nhật kiến thức mới
Trước sự biến động, thay đổi không ngừng của ngành Công nghệ thông tin, nếu bạn không thực sự có đam mê cũng như ý chí cầu tiến, chủ động học hỏi cái mới thì bạn rất dễ bị lạc hậu trong hành trình bắt nhịp với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành này. Để trở thành một nhân viên Kỹ thuật Phần mềm hàng đầu, bạn cần liên tục tìm hiểu thông tin mới, cập nhật những kiến thức mới để làm việc hiệu quả và chất lượng hơn.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Phần mềm
Theo kết quả của Báo cáo thị trường CNTT Việt Nam năm 2021 do TopDev thực hiện, Việt Nam đã phải chịu nhiều ảnh hưởng của Covid-19 trong hơn một năm, nhưng ngành này vẫn đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất linh kiện điện tử và đứng thứ 10 trên thế giới. Đây cũng là hai yếu tố chính góp phần đưa lĩnh vực CNTT và viễn thông của Việt Nam tạo trở thành ngành sản xuất lớn trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Theo thống kê của báo cáo, Việt Nam cũng cần 450.000 lao động trong ngành Công nghệ thông tin vào năm 2021. Mặt khác, số lượng lập trình viên của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 430.000 người. Ngày nay, hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm tại Việt Nam và chỉ khoảng 16.500 (30%) có kỹ năng và chuyên môn cần thiết để kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm có thể làm việc ở các vị trí như:
● Lập trình viên phát triển ứng dụng
● Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
● Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
● Giám đốc kỹ thuật
● Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh
● Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
● Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
● Kỹ sư cầu nối
Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học Quốc tế Bắc Hà hoặc đăng ký tư vấn tại đây.