Học kế toán có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm ngành kế toán

Học kế toán có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của ngành kế toán

5/5 - (26 bình chọn)

Bạn đang cân nhắc theo học kế toán nhưng lại băn khoăn liệu học kế toán ra có dễ xin việc không? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về khả năng xin việc trong ngành kế toán và những cơ hội nghề nghiệp mà nó mang lại.

Học kế toán ra có dễ xin việc?
Học kế toán ra có dễ xin việc?

1. Học kế toán ra có dễ xin việc không?

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu năm nay toàn quốc đã có hơn 10.800 doanh nghiệp được thành lập. Cùng với đó, Luật kế toán Việt Nam quy định các đơn vị tổ chức kinh tế đều phải có bộ máy kế toán. Theo đó, trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2-4 nhân sự cho phòng kế toán, còn đối với các tập đoàn có thể nhiều hơn. Đây chính là cơ hội chắc chắn cho sinh viên ngành kế toán khi nhu cầu tuyển dụng đang tăng mạnh

Ngoài ra, theo trang web tuyển dụng Vietnamworks, mức lương phổ biến cho vị trí chuyển viên kế toán rơi vào khoảng 500 – 1000 USD/tháng (12-24 triệu đồng). Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 và Xu hướng tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương cấp nhân viên kế toán – kiểm toán là 8-12 triệu đồng, cấp quản lý cao nhất là 40-45 triệu đồng.
Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác tác động đến mức lương nghề kế toán như trình độ năng lực, quy mô doanh nghiệp và vị trí địa lý. Nhưng nhìn chung, có thể thấy nhu cầu tuyển dụng cũng như mức lương cho ngành kế toán đang rất ổn định.

Xem thêm: Ngành kế toán học những gì? Chương trình học có khó không?

2. Cơ hội việc làm của ngành kế toán

Với tình hình hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, sau khi học xong ngành kế toán bạn có nhiều cơ hội việc làm dễ dàng. Dưới đây là một số lĩnh vực và vị trí công việc mà bạn có thể theo đuổi:

Cơ hội việc làm ngành Kế toán
Cơ hội việc làm ngành Kế toán

2.1 Kế toán trưởng

Là người có vai trò chủ chốt, quyết định mọi việc ở phòng kế toán, cụ thể kế toán trưởng chịu trách nhiệm cho:

  • Lập kế hoạch tài chính kinh doanh, kế hoạch ngân sách định kỳ.
  •  Chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành hệ thống kế toán minh bạch, tuân thủ các quy chế, quy định của Công ty và pháp luật hiện hành.
  • Thiết lập hệ thống giám sát, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch ngân sách được duyệt
  • Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, dữ liệu tài chính để dự báo, tư vấn cho BGĐ và các phòng ban
  • Quản lý nhu cầu vốn, giám sát quản lý dòng tiền, dự báo dòng tiền.
  •  Làm việc với cơ quan thuế, thực hiện hoàn chỉnh công tác quyết toán thuế và kiểm toán
  • Cập nhật đầy đủ các quy định pháp luật và chế độ chính sách để thực hiện các công việc tài chính kế toán chuẩn mực, chính xác và đúng pháp luật.
  • Quản lý nhân sự phòng kế toán, hướng dẫn đào tạo chuyên môn nghiệm vụ cho các thành viên trong phòng.

2.2 Kế toán tổng hợp

  •  Thu thập, tập hợp, lưu trữ, xử lý các số liệu, dữ liệu kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh.
  • Lập các phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,… tại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh tình trạng chậm trễ dẫn đến việc nhầm lẫn, thiếu sót trong khâu khớp quỹ hoặc kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày,….
  • Nhập dữ liệu vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác có liên quan.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ trước khi đưa chúng vào sổ sách kế toán.

2.3 Kế toán công nợ

  • Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả, đòi các khoản nợ đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn.
  • Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thục hiện công nợ, tính tuổi nợ.
  • Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

2.4 Kế toán thanh toán

  • Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ.
  • Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng
  • Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ
  • Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BHYT, chênh lệch tỷ giá.
  • Lưu trữ sổ sách, chứng từ, công văn

2.5 Kế toán bán hàng

  •  Thực hiện các nghiệp vụ kế toán bán hàng, giao dịch khách hàng.
  •  Lập phiếu thu-chi, phiếu nhập, phiếu xuất hàng, khoản chi phí bán hàng phát sinh
  • Kiểm kê và cập nhật số liệu hàng hóa trong kho
  • Theo dõi, quản lý tình hình công nợ bán hàng

Xem thêm: Bật mí mức lương kế toán hiện nay

© COPYRIGHT 2023 Trường ĐHQT Bắc Hà - Thiết kế bởi ECS Media