8 Lĩnh vực Thiết kế đồ họa được theo đuổi nhiều nhất năm 2023
Thiết kế đồ họa (graphic design) đang là một ngành thu hút sự quan tâm rất lớn của giới trẻ hiện nay. Vậy thiết kế đồ họa gồm những lĩnh vực chính nào? Cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu 8 lĩnh vực của ngành Thiết kế đồ họa đang cực hot nhé.
Mục lục
1. Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu – Lĩnh vực thiết kế đồ họa không bao giờ lỗi mốt
Bộ nhận dạng thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp, thể hiện bản sắc, cá tính và thông điệp vô hình mà doanh nghiệp hoặc tổ chức muốn truyền tải đến khách hàng, đối tác của họ.
Nhà Thiết kế bộ nhận dạng chuyên nghiệp cộng tác với các bên liên quan về quản lý hình ảnh thương hiệu để tạo dựng biểu tượng, lựa chọn kiểu chữ, bảng màu và thư viện hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu. Ngoài các thẻ tiêu chuẩn (namecard, thẻ nhân viên…) và văn phòng phẩm của công ty, nhà Thiết kế thường phát triển một bộ hướng dẫn thương hiệu trực quan (hướng dẫn về phong cách) mô tả các phương pháp hay nhất và cung cấp các ví dụ về thương hiệu hình ảnh được áp dụng trên nhiều phương tiện khác nhau. Những nguyên tắc này giúp đảm bảo tính nhất quán về thương hiệu, để hình ảnh cũng như các biểu tượng thương hiệu luôn đồng bộ trong suốt quá trình sử dụng.
Các nhà Thiết kế đồ họa nhận dạng chuyên nghiệp phải có kiến thức chung về tất cả các lĩnh vực Thiết kế Đồ Họa để tạo ra các yếu tố thiết kế phù hợp trên tất cả các phương tiện trực quan. Họ cũng cần kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về các khái niệm và sáng tạo tuyệt vời, đam mê nghiên cứu tìm hiểu bản chất thực sự của doanh nghiệp, tổ chức, đối thủ cạnh tranh của họ và liên tục cập nhật xu hướng mới.
2. Business & Advertising: Tiếp thị và thiết kế quảng cáo
Thiết kế quảng cáo từ lâu đã được các công ty ưa dùng như một phương thức để thúc đẩy doanh số bán hàng, tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Do đó, thiết kế đồ họa ở lĩnh vực này tạo ra các hình ảnh mang nội dung ấn tượng, hấp dẫn và thân thiện, giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả hơn.
Trong thế giới graphic design hiện nay, đây cũng là lĩnh vực mà designer làm việc nhiều nhất do số lượng ấn phẩm lớn.
Designer hoạt động trên lĩnh vực quảng cáo ngoài việc thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator và Adobe Photoshop, họ cũng phải nắm chắc công đoạn in ấn cũng như thông số kỹ thuật hình ảnh trên các nền tảng trực tuyến.
Xem thêm: 5 Tố chất để học Thiết kế đồ họa
3. Lĩnh vực Thiết kế đồ họa: Thiết kế giao diện web và ứng dụng
Giao diện trang web được ví như một “mặt tiền” của doanh nghiệp. Một giao diện web có thiết kế đẹp, chuyên nghiệp sẽ tạo lòng tin mạnh mẽ hơn đối với khách hàng, người xem.
Thiết kế giao diện tập trung vào trải nghiệm hình ảnh và các yếu tố đồ họa như nút, menu,… Do đó, nhiệm vụ của nhà thiết kế giao diện là phải cân bằng sự lôi cuốn mỹ thuật với hiệu quả chức năng sử dụng.
Khác với các lĩnh vực khác của graphic design, trong mảng thiết kế giao diện, ngoài thành thạo phần mềm đồ họa, bạn cần kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript cũng như làm việc chặt chẽ với UX designer và UI developer để tạo ra những sản phẩm hiệu quả, hấp dẫn.
4. Packaging & Label: Thiết kế bao bì và nhãn mác
Bao bì không chỉ dừng lại với chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm bên trong, ngày nay nó còn trở thành cơ hội để các nhãn hàng gửi gắm câu chuyện thương hiệu phía sau mỗi sản phẩm. Nghệ thuật thiết kế bao bì chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức thị giác và hình ảnh thương hiệu.
Công việc của nhà thiết kế bao bì trải rộng trên nhiều lĩnh vực: hàng tiêu dùng nhanh, ngành hóa – mỹ phẩm, điện tử,… Để đảm nhiệm vị trí này họ cần nắm chắc kiến thức trong thiết kế in ấn và công nghiệp. Bên cạnh đó linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhà sản xuất cũng như cập nhật liên tục thị hiếu người tiêu dùng.
5. Book & Magazine: Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Sách, báo, tạp chí in truyền thống,… chính là các ấn phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực in ấn, xuất bản.
Ngoài chuyên môn thiết kế đồ họa, designer để làm tốt công việc này cần hiểu và cần thông tạo kiến thức về thuật ngữ báo chí, quản lý màu, in ấn và xuất bản kỹ thuật số. Phần mềm được họ ưa dùng chủ yếu là QuarkXPress và InDesign.
6. Thiết kế nội thất – Lĩnh vực Thiết kế đồ họa nhiều cơ hội việc làm
Thiết kế nội thất không chỉ gồm việc phân khu chức năng các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt mà trên hết, thiết kế nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí (có khảo sát cả các yếu tố tinh thần, tâm linh) để tạo một môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào (cho chủ nhân, gia đình). Do vậy, thiết kế nội thất là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
Thiết kế nội thất được hiểu là vận dụng kinh nghiệm, sự sáng tạo của mình. Đồng thời kết hợp thêm những kiến thức về kỹ thuật và mỹ thuật để tạo ra những sản phẩm thiết kế. Một chuyên viên thiết kế nội thất phải đảm bảo nắm rõ kiến thức về màu sắc, ánh sáng, khoa học trong việc sắp xếp bố cục. Đặc biệt là phải có tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt kịp xu hướng của thời đại để tạo ra nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Với các phần mềm Autocad hay dựng phối cảnh 3D như Sketchup, 3Ds Max và thư viện dữ liệu hình ảnh các vật liệu, vật dụng nội thất,… sẽ là dụng cụ hỗ trợ tối ưu cho công việc thiết kế nội thất được các kiến trúc sư, chuyên viên thiết kế nội thất, họa viên kiến trúc, kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng,… áp dụng.
7. Vẽ minh họa
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm minh họa trong cuộc sống thường ngày, có thể là trong truyện tranh, quảng cáo, tạp chí, báo, sách hướng dẫn, áp phích cho biểu diễn hoặc phim ảnh, hoặc ngay cả trong thời trang.
Hiện nay, sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ, cái mà ta gọi là kỷ nguyên kỹ thuật số, là cơ hội nghề nghiệp cho các họa sĩ minh hoạ phát triển nhanh và dễ dàng hơn.
8. Thiết kế đồ họa chuyển động
Thiết kế đồ họa chuyển động là thiết kế những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay video/animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động.
Về cơ bản, thiết kế chuyển động là một nguyên tắc áp dụng các nguyên tắc thiết kế đồ họa để làm phim và sản xuất video thông qua việc sử dụng các hình ảnh động và hiệu ứng hình ảnh. Ví dụ bao gồm phim, video, văn bản động và hình động và ứng dụng trên web.
Xem thêm: Phân biệt Thiết kế đồ họa và Thiết kế Đa phương tiện: https://biu.edu.vn/phan-biet-thiet-ke-da-phuong-tien-va-thiet-ke-do-hoa/